Đức ngày càng lo ngại tác động kinh tế do dịch COVID-19 lan rộng

Lufthansa đã phải thông báo giảm một nửa số chuyến bay mà hãng khai thác trong vài tuần tới do nhu cầu đi lại giảm đột ngột do dịch COVID-19.
Đức ngày càng lo ngại tác động kinh tế do dịch COVID-19 lan rộng ảnh 1Lufthansa phải giảm chuyến bay vì COVID-19. (Nguồn: Reuters)

Số ca nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Đức ngày càng tăng với 684 người nhiễm (tính đến ngày 7/3), đang gây ra tình trạng lo ngại ngày càng tăng về tác động kinh tế của dịch bệnh tại một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại nhất thế giới.

Lo ngại ngày càng tăng về sự tổn thương trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi dịch bệnh lan rộng, Giám đốc điều hành hãng sản xuất ôtô Mercedes của Dainmer AG Ola Kallenius cảnh báo chống lại sự trở lại của chủ nghĩa dân tộc kinh tế.

Ông cho rằng “một thế giới sẽ giảm sự thành công nếu không có sự chia sẻ công việc trên toàn cầu” và hãng “sẽ bảo vệ sự thành công này trong nỗ lực tăng cường sự đảm bảo cho chuỗi cung ứng toàn cầu.”

Ông Ola Kallenius cho biết hãng Mercedes đang “tăng cường” sản xuất trở lại tại Trung Quốc sau khi ngừng hoạt động do kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán kéo dài từ sự bùng phát dịch COVID-19 tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, ông nhận định dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Mercedes.

[Đức tiếp tục chuyển đồ y tế hỗ trợ Trung Quốc vì dịch COVID-19]

Trước đó, Lufthansa, hãng hàng không hàng đầu châu Âu của Đức, thông báo giảm một nửa số chuyến bay mà hãng khai thác trong vài tuần tới do nhu cầu đi lại giảm đột ngột do dịch COVID-19.

Trong khi đó, Chính phủ Đức vẫn chưa đưa ra lời kêu gọi trực tiếp về các biện pháp kích thích kinh tế để hạn chế tác động từ việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, mà chỉ cho rằng Berlin có những nguồn lực để thực hiện các biện pháp khi cần thiết.

Nhiều đảng trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel, được tờ Handelsblatt trích dẫn, đang thảo luận về những cách thức để hỗ trợ tạm thời cho các công ty rút ngắn thời gian làm việc của nhân viên bằng việc cho phép giảm một số chi phí cho an sinh xã hội.

Trước tình trạng người dân tăng cường mua hàng hóa Bộ trưởng Giao thông Đức Andreas Scheuer khuyến nghị việc dỡ bỏ lệnh cấm giao hàng vào Chủ Nhật tại nước này để dễ dàng bổ sung hàng hóa cho các siêu thị, trung tâm mua sắm.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.