EU hối thúc Nhật Bản bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ châu Âu

EU hối thúc Nhật Bản mở cửa thị trường trở lại cho sản phẩm thịt bò từ tất cả các nước trong khối, với hy vọng Tokyo đáp lại việc châu Âu nhập khẩu thịt bò Kobe và Wagyu nổi tiếng từ Nhật Bản.
EU hối thúc Nhật Bản bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ châu Âu ảnh 1(Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Ngày 10/5, Liên minh châu Âu (EU) hối thúc Nhật Bản mở cửa thị trường trở lại cho sản phẩm thịt bò từ tất cả các nước trong khối, với hy vọng Tokyo đáp lại việc châu Âu nhập khẩu thịt bò Kobe và Wagyu nổi tiếng từ Nhật Bản.

Trả lời báo giới trong chuyến thăm Nhật Bản cùng ngày, Ủy viên phụ trách Nông nghiệp EU Phil Hogan, cho biết hiện chỉ có một vài nước EU được tiếp cận thị trường thịt bò của Nhật Bản mặc dù bệnh bò điên (BSE) tại châu Âu đã được “xóa sổ” kể từ năm 2005.

Theo ông, EU đang tích cực thuyết phục Chính phủ Nhật Bản rằng khối đã đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động cần thiết để các nước thành viên EU được phép tiếp cận thị trường này.

[EU-Nhật Bản thúc đẩy cải cách WTO và đẩy lùi chủ nghĩa bảo hộ]

Quan chức trên lưu ý việc EU mở cửa cho các sản phẩm thịt bò Kobe và Wagyu là “một dấu hiệu thiện chí” và hy vọng Nhật Bản sẽ đáp lại thiện chí này.

Từ năm 1996, Nhật Bản đã cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt bò từ Anh, viện lý do lo ngại trước sự lây nhiễm BSE. Năm 2000, Tokyo đã mở rộng lệnh cấm này đối với tất cả các nước thành viên EU.

Trong bối cảnh nhiều chính phủ châu Âu bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh, Nhật Bản đã mở cửa trở lại cho một số nước; trong đó có Áo, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển.

Tuy nhiên, 19 trong tổng số 28 nước thành viên EU, trong đó có những nền kinh tế lớn như Đức và Tây Ban Nha, vẫn bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm trên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.