EU lo ngại lạm phát gia tăng sau các cuộc tấn công ở Biển Đỏ

Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Paolo Gentiloni nhận định những gì đang xảy ra ở Biển Đỏ dường như gây hiệu quả tiêu cực tới giá năng lượng và đẩy nhanh lạm phát.

Tàu thuyền di chuyển tại cảng Saleef, ngoài khơi tỉnh Hodeida (Yemen), phía Tây Biển Đỏ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tàu thuyền di chuyển tại cảng Saleef, ngoài khơi tỉnh Hodeida (Yemen), phía Tây Biển Đỏ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 15/1, tại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU), Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Paolo Gentiloni cảnh báo rằng tình trạng bạo lực ở Biển Đỏ do các cuộc tấn công của phiến quân Houthi nhằm vào các tàu đi qua Biển Đỏ, cảnh trở hoạt động vận tải biển có thể đẩy giá năng lượng và lạm phát trong liên minh tăng cao.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ông Gentiloni nhấn mạnh nền kinh tế bắt đầu năm nay với mức tăng trưởng chậm lại, mặc dù có một số tin tốt trên thị trường lao động, nhưng ngày càng xuất hiện mối lo ngại về những rủi ro suy thoái do căng thẳng địa chính trị gây ra.

Những gì đang xảy ra ở Biển Đỏ dường như gây hiệu quả tiêu cực tới giá năng lượng và đẩy nhanh lạm phát.

Quan chức EU nhấn mạnh tình hình cần được theo dõi rất chặt chẽ vì những hậu quả này có thể xảy ra trong những tuần tới.

Căng thẳng ở Biển Đỏ đã gia tăng sau khi Mỹ và Anh tiến hành các cuộc không kích nhằm vào phiến quân Houthi ở Yemen để đáp trả các cuộc tấn công của lực lượng này vào tàu thuyền trên Biển Đỏ.

Khoảng 12% thương mại toàn cầu được vận chuyển qua Eo biển Bab al-Mandab, lối dẫn vào Biển Đỏ.

Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 11/2023, các vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào tàu thuyền đi qua khu vực đã ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại của thế giới khi nhiều công ty vận tải phải thay đổi lộ trình, làm căng thẳng về nguồn cung đang gây áp lực lên lạm phát toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.