EU lo ngại Mỹ không từ bỏ việc áp thuế đối với thép nhập khẩu

EU cho rằng thiếu thực tế để hy vọng Chính phủ Mỹ có thể miễn trừ lâu dài khối này khỏi kế hoạch bị áp thuế nhập khẩu thép và nhôm trước khi mức thuế này có hiệu lực từ ngày 1/6 tới.
EU lo ngại Mỹ không từ bỏ việc áp thuế đối với thép nhập khẩu ảnh 1EU lo ngại Mỹ sẽ không từ bỏ việc áp thuế đối với thép nhập khẩu. (Nguồn: Mail & Guardian)

Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom cho rằng thiếu thực tế để hy vọng Chính phủ Mỹ có thể miễn trừ lâu dài khối này khỏi kế hoạch bị áp thuế nhập khẩu thép và nhôm trước khi mức thuế này có hiệu lực từ ngày 1/6 tới.

Phát biểu trước Nghị viện châu Âu, Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom cho rằng thậm chí nếu Mỹ vào phút cuối “kiềm chế” không áp dụng mức thuế trên đối với EU thì Washington vẫn muốn áp dụng một số hạn chế đối với hàng xuất khẩu của EU.

Theo bà Malmstrom, một “mức trần cứng” không cho phép nhập khẩu thêm hàng hóa ngoài hạn ngạch quy định sẽ tác động tiêu cực nhiều hơn tới EU hơn là một “mức trần mềm,” theo đó hàng xuất khẩu sẽ vẫn vượt hạn ngạch song phải chịu thuế.

Bà Malmstrom cho rằng kịch bản lý tưởng là sẽ không có mức thuế quan hay hạn ngạch nào được áp dụng song thực tế là không thể kỳ vọng điều này sẽ xày ra.

[Doanh nghiệp thép minh bạch xuất xứ sản phẩm để hợp tác lâu dài với Mỹ]

EU cho hay sẽ từ chối tất cả các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ nếu Washington không miễn trừ khối này khỏi kế hoạch áp thuế nói trên.

Ngoài ra, EU cảnh báo sẽ đáp trả với các mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có các mặt hàng “biểu tượng” như xe máy Harley-Davidson và rượu Bourbon.

Theo kế hoạch, bà Malmstrom sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross trong ngày 30/5 tại Paris (Pháp) bên lề hội nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.