EU và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại vào đầu tháng 11 tới

Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis nhấn mạnh cả Mỹ và EU "đều có thiện chí hợp tác để tìm ra giải pháp” và đang “nỗ lực” làm việc để giải quyết các mâu thuẫn.
EU và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại vào đầu tháng 11 tới ảnh 1Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis (phải) thảo luận với Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo. (Nguồn: Twitter)

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis ngày 28/9 cho biết các cuộc thảo luận giải quyết tranh chấp thương mại về thép và nhôm giữa Mỹ và EU đang "tiến triển" và một thỏa thuận có thể đạt được vào đầu tháng 11 tới.

Trả lời phỏng vấn báo chí trong thời gian đang thực hiện chuyến thăm Mỹ, ông Valdis Dombrovskis nhấn mạnh "hai bên đều có thiện chí hợp tác để tìm ra giải pháp” và “chúng ta còn thời gian.” Ông nhấn mạnh hai bên làm đang “nỗ lực” làm việc để giải quyết các mâu thuẫn.

Ủy viên Valdis Dombrovskis trước đó đã có cuộc gặp với Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo hôm 28/9 trước khi tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội đồng thương mại và công nghệ EU-Mỹ (TTC) vào ngày 29 và 30/9 tại Pittsburgh.

Mỹ và EU đều mong muốn đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại về thép và nhôm trước ngày 1/12/2021.

[Liên minh châu Âu kêu gọi Mỹ hợp tác cùng cải tổ WTO]

Tuy nhiên theo Ủy viên Valdis Dombrovskis, hai bên cần phải đạt được thỏa thuận vào đầu tháng 11 vì “chúng tôi chỉ có khoảng 1 tháng trước khi thuế quan tự động gia hạn.”

Ông Valdis Dombrovskis cho biết, TTC là “bằng chứng cho thấy sự thiện chí của EU trong tăng cường quan hệ với Mỹ.”

Ngoài ra, ông Dombrovskis cũng đề cập một số tiêu chí thiết yếu cho phép hai bên đạt được thỏa thuận vì thỏa thuận này phải phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tôn trọng “quan hệ” thương mại EU-Mỹ.

Trước đó, hồi tháng 6/2018, viện dẫn lý do an ninh quốc gia, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt mức thuế bổ sung 25% đối với thép và 10% đối với nhôm từ một số khu vực trên thế giới, bao gồm EU.

Phía châu Âu nhanh chóng phản ứng bằng cách đánh thuế vào các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ vào EU như xe máy Harley-Davidson, quần jeans Levi's, thuốc lá, ngô, gạo, nước cam./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.