Giữa hàng trăm bộ truyện tranh đang được trưng bày trên kệ sách, tôi vẫn còn đang phân vân chưa biết sẽ chọn bộ truyện nào cho mấy đứa trẻ ở nhà thì bỗng dưng được anh bạn kế bên đưa cho vài cuốn truyện rồi hỏi: “Anh đọc truyện này chưa?”
Nhìn những quyển truyện tranh có nhan đề ''Cổ tích Việt Nam,'' ''Cổ tích thế giới,'' ''Ngũ quái Sài Gòn…,'' tôi lắc đầu mỉm cười và thực sự bị cuốn hút bởi thiết kế bìa truyện khá bắt mắt.
Hỏi chuyện thì mới biết thì ra anh chính là doanh nhân trẻ Vương Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty Artsign, một công ty chuyên thiết kế truyện tranh Việt Nam. Và những bộ truyện khi nãy anh giới thiệu cho tôi với vẻ đầy tự hào chính là tác phẩm của công ty.
Anh cũng không quên “khoe” thêm những bộ truyện này đã được đăng tải trên See-Talk, một phần mềm của công ty anh được thiết kế hỗ trợ thiếu nhi, thiếu niên Việt Nam vừa đọc sách vừa rèn luyện kỹ năng sử dụng ngoại ngữ.
Tôi bắt đầu bị cuốn theo câu chuyện về anh và gần như nể phục một doanh nhân trẻ như Thịnh.
Từng ba lần thất bại khi bước vào con đường thiết kế truyện tranh nhưng với niềm đam mê mãnh liệt từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã khiến Thịnh đủ sức mạnh và sự kiên nhẫn vượt qua những thử thách để biến nhiệt huyết thành những trái ngọt như hiện nay.
Có thể thấy, trong bối cảnh mà chất liệu và phạm vi sáng tác bị hạn chế khiến cho các thiết kế chưa đa dạng cũng như sự thờ ơ của độc giả ngày nay góp phần làm cho truyện tranh mất dần thị trường đã khiến cho nhiều công ty thiết kế truyện tranh như anh phải “bỏ cuộc chơi.”
Tuy nhiên, bằng niềm đam mê, nhiệt huyết cùng với sự sáng tạo và tinh thần học hỏi không ngừng của thế hệ trẻ, anh đã tìm ra một hướng đi mới cho truyện tranh Việt Nam bằng cách quyết định đầu tư gần 2 tỷ đồng xây dựng hệ thống ứng dụng trực tuyến.
Đến nay ứng dụng này chạy khá thành công, có đến 80% sản phẩm truyện tranh đang tải trên ứng dụng được bán cho khách hàng nước ngoài.
Ngoài ra, để truyện tranh Việt Nam đến gần với độc giả hơn, công ty anh đang chuẩn bị tung ra chiến lược xuất bản sách kết hợp với hoạt hình và kịch nghệ.
Bằng niềm đam mê, tinh thần vượt khó và tư duy sáng tạo, anh Thịnh không những đang giữ cái hồn cho truyện tranh Việt Nam mà còn mong muốn quảng bá sâu rộng văn hóa nước nhà đến thế giới.
Anh Thịnh cũng chia sẻ thêm, để đến gần với độc giả Việt Nam đã là một vấn đề; để đưa truyện tranh, văn hóa của mình ra thế giới lại càng là một thử thách.
Làm được điều đó, chỉ duy nhất một cách là chúng ta phải tập trung vào hai yếu tố, chất lượng và thiết kế. Chất lượng là phải biết chọn bộ truyện có giá trị về mặt văn hóa, thiết kế là phải đạt được tính thẩm mỹ cao.
Phải hòa quyện được hai yếu tố này thì mới có thể đem đến cho độc giả những tác phẩm hoàn hảo nhất.
Có được tinh thần làm việc như thế là vì Quốc Thịnh đã từng rất ngưỡng mộ và học hỏi tinh thần Kaizen trong văn hóa Nhật Bản. Đó là một tinh thần cầu tiến, không ngừng cải thiện, không ngừng nghiên cứu và học hỏi để cho ra đời những sản phẩm hoàn hảo nhất; tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết; giá trị, uy tín đối với chất lượng của sản phẩm mình làm ra./.
Biểu hiện của tinh thần Kaizen trong văn hóa Nhật
Tinh thần Kaizen trong văn hóa Nhật được rất nhiều người nước ngoài ngưỡng mộ để vươn tới đỉnh cao trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Nhiều sản phẩm của Nhật Bản cũng được làm ra theo tinh thần này. Sapporo Silver Can là một ví dụ điển hình, bởi đó là thành quả của một quá trình đam mê sáng tạo không ngừng với kiểu dáng tinh tế, độc đáo. Không chỉ là lựa chọn thích hợp cho các buổi tiệc.Sapporo Silver Can còn là món quà được ưa chuộng, thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp của người tặng cũng như người được tặng.
Sử dụng chất liệu và thiết kế độc quyền, mô phỏng chiếc ly uống bia đầy tinh tế.Không chỉ thế, Sapporo Silver Can còn có vị ngon tuyệt hảo, thấm trong từng lớp bọt bia siêu mịn và từng giọt bia vàng óng bắt mắt./.