Giá dầu châu Á chịu sức ép do sản lượng dầu Mỹ tiếp tục tăng

Dầu đang hướng tới tuần mất giá đầu tiên trong một tháng rưỡi qua do sức ép từ nguồn cung dầu của Mỹ gia tăng và những nghi ngại về khả năng liệu Nga có ủng hộ kế hoạch cắt giảm sản lượng hay không?
Giá dầu châu Á chịu sức ép do sản lượng dầu Mỹ tiếp tục tăng ảnh 1Toàn cảnh cơ sở lọc dầu ở Itaguai, cách Rio de Janeiro, Brazil khoảng 240km ngày 10/11. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

Dầu đang hướng tới tuần mất giá đầu tiên trong một tháng rưỡi qua do chịu sức ép từ nguồn cung dầu của Mỹ gia tăng và những nghi ngại về khả năng liệu Nga có sẽ ủng hộ việc tiếp tục kéo dài kế hoạch cắt giảm sản lượng đã được Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu nhất trí trước đó hay không.

Phiên giao dịch chiều 17/11 chứng kiến hai loại dầu chủ chốt trên thị trường năng lượng biến động trái chiều nhau.

Tại thị trường Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 13 xu Mỹ vào lức 13 giờ 16 phút (giờ Việt Nam) xuống 61,23 USD/thùng.

Trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) lại nhích lên thêm 18 xu lên 55,32 USD/thùng, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu dầu thô của Mỹ gia tăng khá mạnh.

Tuy vậy, giá dầu thô đang hướng đến tuần mất giá (từ 2% đến 4%) đầu tiên trong sáu tuần do những lo ngại về sản lượng và dự trữ dầu của Mỹ tiếp tục tăng.

Trong lúc đó, thị trường đang đặt ra câu hỏi liệu Nga có ủng tiếp tục hộ việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay không tại cuộc họp của OPEC, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tới.

Kế hoạch hạn chế sản lượng của OPEC hiện thời sẽ kết thúc vào tháng 3/2018, và cuộc họp sắp tới sẽ bàn về khả năng kéo dài chương trình này.

[Giá dầu thế giới vẫn gần mức cao nhất trong vòng hai năm]

Thị trường dầu thô trong những tháng qua đã được hỗ trợ bởi nỗ lực của các nước trong và ngoài OPEC nhằm chấm dứt tình trạng dư thừa nguồn cung để vực dậy giá dầu thô. Nhờ những nỗ lực này, giá dầu Brent đã tăng gần 40% kể từ tháng Sáu đến nay.

Song trở ngại lớn nhất mà OPEC phải đối mặt hiện thời là hoạt động sản xuất dầu tại Mỹ tiếp tục tăng và đã chạm mức cao kỷ lục 9,65 triệu thùng/ngày trong tháng này.

Giới đầu tư cho hay họ sẽ chú ý đến báo cáo về hoạt động khoan dầu tại Mỹ do công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố vào ngày 17/11 để xác định chiều hướng của thị trường năng lượng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.