Giá dầu châu Á lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch ngày 27/4

Khoảng 13 giờ 27 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc tăng 32 xu Mỹ (0,4%) lên 78,01 USD/thùng. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 21 xu Mỹ (0,3%) lên 74,51 USD/thùng.
Giá dầu châu Á lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch ngày 27/4 ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Giá dầu châu Á lấy lại đà tăng trong phiên ngày 27/4 sau khi sụt giảm mạnh trong hai phiên trước đó do những lo ngại về suy thoái kinh tế và xuất khẩu dầu của Nga tăng đã làm ảnh hưởng đến việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).

Khoảng 13 giờ 27 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent biển Bắc tăng 32 xu Mỹ (0,4%) lên 78,01 USD/thùng. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 21 xu Mỹ (0,3%) lên 74,51 USD/thùng.

Giá dầu đã giảm gần 4% trong phiên 26/4, nới rộng đà giảm mạnh trong phiên trước đó khi lo ngại về suy thoái “phủ mây đen” lên số liệu dự trữ dầu giảm nhiều hơn dự kiến của Mỹ.

Tính đến thời điểm đóng phiên 26/4, dầu Brent giảm 4,9%, còn dầu WTI mất 4,6%.

[Giá dầu châu Á “neo” trên ngưỡng 80 USD một thùng sáng 17/4]

Edward Moya, nhà phân tích về thị trường của công ty cung cấp các dịch vụ giao dịch trực tuyến OANDA, cho biết giá dầu thô vẫn ở mức cao sau khi giảm xuống dưới mức 80 USD/thùng do nhu cầu giảm mạnh ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế Mỹ. Ông Moya cho rằng OPEC đã đúng khi cắt giảm sản lượng vào đầu tháng này.

Lượng đơn đặt mua tư liệu sản xuất mới của Mỹ cũng giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 3/2023 và xuất khẩu cũng giảm, cho thấy chi tiêu doanh nghiệp cho thiết bị giảm sút có khả năng kéo lùi tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên.

Tỷ trọng nhập khẩu dầu của Ấn Độ trong OPEC giảm với tốc độ nhanh nhất trong niên vụ 2022/23 xuống mức thấp nhất trong ít nhất 22 năm do lượng dầu nhập khẩu rẻ hơn của Nga tăng, trong khi Trung Quốc cũng đang tăng cường mua dầu Urals của Nga./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.