Giá dầu châu Á tiếp tục tăng cao phiên giao dịch chiều 24/11

Khép phiên chiều 24/11, vào lúc 14 giờ 42 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent biển Bắc tăng 13 xu Mỹ (0,2%) lên 82,44 USD/thùng, sau khi tăng 3,3% trong phiên trước đó.
Giá dầu châu Á tiếp tục tăng cao phiên giao dịch chiều 24/11 ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Giá dầu châu Á tiếp tục tăng cao trong phiên chiều ngày 24/11 khi giới đầu tư vẫn hoài nghi về hiệu quả của việc chung tay mở kho dự trữ dầu mỏ do Mỹ dẫn đầu và tập trung sự chú ý vào cuộc họp sắp tới của các nhà sản xuất dầu mỏ.

Khép phiên chiều 24/11, vào lúc 14 giờ 42 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent biển Bắc tăng 13 xu Mỹ (0,2%) lên 82,44 USD/thùng, sau khi tăng 3,3% trong phiên trước đó. Còn giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 20 xu Mỹ (0,3%) lên 78,70 USD/thùng.

Chuyên gia phân tích hàng hóa Satoru Yoshida thuộc tổ chức Rakuten Securities của Nhật Bản, cho biết: “Các nhà đầu tư đã thất vọng bởi quy mô đợt giải phóng dầu mỏ dự trữ chung của Mỹ và nhiều nước khác nhỏ. Ngoài ra, những nỗ lực phối hợp của các nước tiêu thụ dầu mỏ làm dấy lên lo ngại Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+, có thể chậm tốc độ tăng sản lượng của họ.

Ông cho rằng hiện giới đầu đang hướng tới cuộc họp tiêu theo của OPEC+ vào ngày 2/12.

Mỹ ngày 23/11 cho biết sẽ giải phóng hàng triệu thùng dầu từ kho dữ trữ cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh, để cố gắng hạ nhiệt giá nhiên liêu sau khi các nước OPEC+ liên tục phớt lờ lời kêu gọi sản xuất thêm dầu thô.

Giới phân tích cho rằng tác động việc giải phóng kho dự trữ sẽ tác động lên giá nhiên liệu trong ngắn hạn sau nhiều năm sụt giảm và kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Theo các chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs, việc chung tay giải phóng kho dự trữ sẽ bổ sung thêm khoảng 70-80 triệu thùng dầu thô, thấp hơn mức 100 triệu thùng mà thị trường định giá.

Giới đầu tư đang đổ dồn sự quan tâm về việc OPEC+ sẽ phản ứng thế nào với việc nhiều nước chung tay giải phóng kho dự trữ năng lượng khi các chỉ số đều cho thấy nguồn cung dư thừa trong quý đầu tiên của năm tới.

[Mở kho dầu dự trữ để hạ nhiệt giá nhiên liệu, Mỹ 'bỏ muối vào bể'?]

Bộ trưởng Năng lượng của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) ngày 23/11 cho hay ông không thấy logic về việc các nước các nước sản xuất dầu mỏ sẽ tăng sản lượng khai thác khi các chỉ số gần đây cho thấy nguồn cung sẽ dư dôi trong quý I/2021.

Trong khi đó, dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ cho hay dự trữ dầu thô và khí đốt của Mỹ tăng trong tuần qua, nhưng dự trữ sản phẩm chưng cất dầu mỏ giảm.

Dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua (tính đến ngày 19/11) tăng 2,3 triệu thùng, trái ngược với dự báo giảm khoảng 500.000 thùng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.