Giá dầu thế giới ở mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua

Kết thúc phiên giao dịch này giá dầu Brent tăng 75 xu Mỹ (1,6%) lên 48,61 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020.Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ lúc đóng cửa cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.
Giá dầu thế giới ở mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: newindianexpress.com)

Giá dầu thế giới tăng gần 2% lên mức cao nhất tám tháng trong phiên giao dịch 25/11 do dự trữ dầu thô của Mỹ hàng tuần sụt giảm bất ngờ và tiến triển trong sản xuất vắcxin ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm gia tăng hy vọng nhu cầu nhiên liệu phục hồi.

Kết thúc phiên giao dịch này giá dầu Brent tăng 75 xu Mỹ (1,6%) lên 48,61 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) lúc đóng cửa cũng đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020 khi tăng 80 xu Mỹ (1,8%) lên 45,71 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đều tăng 4% trong phiên 24/11 và là phiên thứ tư tăng liên tiếp.

Số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này giảm 754.000 thùng trong tuần trước, gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích của hãng tin Reuters. 

[Giá dầu trên thị trường châu Á tăng phiên thứ tư liên tiếp]

Hy vọng của các nhà đầu tư gia tăng khi hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh ngày 23/11 cho biết vắcxin ngừa COVID-19 do hãng này bào chế cho thấy hiệu quả 70% trong các thử nghiệm có tính quyết định và có thể hiệu quả tới 90%, hứa hẹn trở thành loại vắcxin thứ ba trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 của toàn cầu, sau vắcxin của Pfizer/BioNTech và Moderna.

Nhà phân tích dầu mỏ Giovanni Staunovo của trung tâm UBS nhận định giá dầu thô đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3/2020, được hỗ trợ bởi tâm lý thị trường tích cực do tiến triển trong sản xuất vắcxin ngừa COVID-19 và nhu cầu dầu tăng mạnh ở châu Á.

Ông cho rằng giá dầu vẫn có triển vọng tăng trong năm 2021 và giá dầu Brent có thể đạt 60 USD/thùng vào cuối năm 2021.

Đồng USD yếu cũng hỗ trợ giá dầu thô khiến giá dầu được quy đổi bằng đồng USD trở nên rẻ hơn đối với những người mua nắm giữ các đồng tiền khác./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.