Giá dầu trên thị trường châu Á giảm trước thềm cuộc họp của OPEC+

Vào lúc 8 giờ 23 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giảm 34 xu Mỹ xuống 37,50 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm 32 xu Mỹ và được giao dịch ở mức 35,17 USD/thùng.
Giá dầu trên thị trường châu Á giảm trước thềm cuộc họp của OPEC+ ảnh 1Một nhà máy lọc dầu tại Ulsan, cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 414km về phía Đông Nam, ngày 23/4/2020. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Giá dầu châu Á giảm gần 1% trong phiên giao dịch 1/6 trước thềm cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, để thảo luận về khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Vào lúc 8 giờ 23 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giảm 34 xu Mỹ xuống 37,50 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm 32 xu Mỹ và được giao dịch ở mức 35,17 USD/thùng.

Giá “vàng đen” đi xuống sau khi ghi nhận mức tăng theo tháng mạnh nhất suốt nhiều năm qua trong tháng Năm, nhờ sản lượng dầu thô của OPEC đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, trong khi nhu cầu được dự đoán sẽ phục hồi khi ngày càng nhiều nước nới lỏng tình trạng phong tỏa do dịch COVID-19.

[Giá dầu châu Á giảm khi dự trữ dầu thô của Mỹ đột ngột tăng mạnh]

Chuyên gia kinh tế của công ty OCBC Howie Lee cho biết thị trường đang hướng sự tập trung đến OPEC+, đồng thời dự đoán nếu OPEC+ quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm ba tháng nữa, giá dầu có thể chạm mốc 40 USD/thùng.

Nhiều nguồn tin cho hay Saudi Arabia đang đề xuất gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm nay, nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ từ Nga.

Algeria, hiện đang giữ chức Chủ tịch OPEC, đã đề xuất đẩy sớm cuộc họp của OPEC+ theo dự kiến trước đó sẽ diễn ra trong hai ngày 9-10/6. Nga không phản đối việc đẩy sớm cuộc họp nói trên lên ngày 4/6.

Trong khi đó, nguồn cung dầu ở Bắc Mỹ cũng đang giảm xuống, với số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho thấy số giàn khoan dầu khi của Mỹ và Canada đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tuần kết thúc vào ngày 29/5./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.