Giá dầu trên thị trường thế giới tăng phiên thứ năm liên tiếp

Dầu thế giới ghi nhận phiên tăng giá thứ năm liên tiếp và đang hướng đến quý 1 khởi sắc nhất trong tám năm, nhờ giới đầu tư ngày càng tin tưởng rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Giá dầu trên thị trường thế giới tăng phiên thứ năm liên tiếp ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Trong phiên giao dịch ngày 18/2, dầu thế giới ghi nhận phiên tăng giá thứ năm liên tiếp và đang hướng đến quý 1 khởi sắc nhất trong tám năm, nhờ giới đầu tư ngày càng tin tưởng rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ ngăn chặn lượng dầu dự trữ gia tăng.

Tuy nhiên, những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã kiềm chế phần nào đà tăng của giá dầu thô.

Cụ thể, tại London vào lúc 1 giờ 50 phút sáng ngày 19/2 theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 0,16 USD lên 66,41 USD. Trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 0,47 USD và được giao dịch ở mức 56,04 USD/thùng.

[Giá dầu châu Á chạm mức cao nhất kể từ đầu năm 2019]

Giá “vàng đen” đã tăng gần 25% từ đầu năm đến nay và đang trên đà hướng đến quý I khởi sắc nhất kể từ năm 2011, phần lớn là nhờ cam kết cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước đồng minh.

Phiên này, các thị trường chứng khoán dịu xuống sau số liệu cho thấy doanh số bán ô tô của Trung Quốc sụt giảm trong tháng Một, qua đó làm dấy lên nhưng quan ngại về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Sự suy yếu của thị trường chứng khoán phần nào hạn chế đà tăng của giá dầu, nhưng giới phân tích cho rằng “vàng đen” nhìn chung vẫn có xu hướng tăng giá trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc sản lượng dầu của Mỹ gia tăng liên tục có thể "đè nặng" lên đà đi lên hiện thời của giá dầu. Số liệu của Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy các công ty năng lượng Mỹ đã tăng thêm 3 giàn khoan lên 857 giàn trong tuần trước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.