Giá sản xuất tăng mạnh là sức ép lạm phát của Mỹ đang dần tăng

Bộ Lao động Mỹ ngày 13/6 công bố báo cáo cho biết giá sản xuất Mỹ đã tăng mạnh hơn kỳ vọng trong tháng Năm vừa qua, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sức ép lạm phát Mỹ đang dần tăng.
Giá sản xuất tăng mạnh là sức ép lạm phát của Mỹ đang dần tăng ảnh 1Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York của Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ Lao động Mỹ ngày 13/6 công bố báo cáo cho biết giá sản xuất Mỹ đã tăng mạnh hơn kỳ vọng trong tháng Năm vừa qua, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sức ép lạm phát Mỹ đang dần tăng.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ - phản ánh các chi phí bán buôn đối với hàng hóa, dịch vụ và xây dựng - trong tháng Năm vừa qua tăng 0,5% so với tháng trước đó, là mức tăng mạnh nhất trong 5 tháng qua. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI tăng 3,1%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1/2012.

Mức tăng trên có được phần nhiều nhờ giá hàng hóa tăng, bao gồm chỉ số năng lượng tăng 4,6% và là mức tăng lớn nhất trong ba năm.

Giá nhiên liệu tại Mỹ đã tăng 9,8% trong lúc giá nhiên liệu dùng cấp cho máy bay tăng 15,8% - mức tăng mạnh nhất trong hai năm.

[Tổng thống Mỹ tiếp tục công kích các đồng minh về thương mại]

Không tính giá thực phẩm hay biến động, giá nhiên liệu và giá các dịch vụ thương mại, PPI “lõi” tăng 0,1% trong tháng Năm vừa qua. So với cùng kỳ năm ngoái, PPI “lõi” tăng 2,6%, cao hơn một chút so với mức tăng 2,5% ghi nhận trong tháng Tư vừa qua.

Giá các sản phẩm thép nhà máy tăng 4,3% trong tháng Năm vừa qua, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2/2011, nhiều khả năng là do tác động từ chính sách áp đặt các mức thuế đối với nhôm và thép nhập khẩu được chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo hồi tháng Ba vừa qua.

Ryan Sweet, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Moody’s Analytics tại West Chester, Pennsylvania, nhận định tác động lạm phát của các mức thuế đối với nhôm và thép sẽ được nhận biết rõ hơn trong nửa cuối năm nay.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 13/6 đã tăng lãi suất lần thứ hai trong năm nay.

Fed tăng lãi suất cho vay cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên 1,75-2% cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, mức tăng trưởng việc làm và lạm phát gần đạt tới mức mục tiêu của ngân hàng này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.