Cục Cảnh sát Kinh tế tiếp tục điều tra Công ty Thiên Ngọc Minh Uy

Giám sát chặt chẽ quá trình thanh lý hợp đồng của Thiên Ngọc Minh Uy

Ngày 10/5, Công ty Thiên Ngọc Minh Uy đã gửi báo cáo lên Bộ Công Thương về Quy trình, thủ tục thanh lý hợp đồng bán hàng đa cấp với người tham gia sau khi Công ty này chấm dứt hoạt động.
Giám sát chặt chẽ quá trình thanh lý hợp đồng của Thiên Ngọc Minh Uy ảnh 1Cục Quản lý cạnh tranh sẽ giảm sát chặt chẽ quy trình thanh lý hợp đồng của Thiên Ngọc Minh Uy. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

​Ngày 10/5, Công ty Thiên Ngọc Minh Uy đã gửi báo cáo lên Bộ Công Thương về Quy trình, thủ tục thanh lý hợp đồng bán hàng đa cấp với người tham gia sau khi Công ty này chấm dứt hoạt động.

Thanh lý hợp đồng trong vòng 60 ngày

Theo quy trình, Thiên Ngọc Minh Uy sẽ tiến hành thanh lý Hợp đồng bán hàng đa cấp và hoàn thành nghĩa vụ theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP đối với các Chuyên viên kinh doanh trong vòng 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tại Trụ sở chính và các Chi nhánh hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty.

Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ đã được kiểm soát qua các phòng ban, doanh nghiệp này sẽ tiến hành lập phiếu chi giao Thủ quỹ chi trả các khoản quyền lợi cho Chuyên viên kinh doanh theo đúng quy định.

"Trong quá trình thực hiện Quy trình nêu trên, trường hợp Chuyên viên kinh doanh chưa nhất trí, thống nhất được nội dung Biên bản thanh lý, Công ty sẽ có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương và các cơ quan ban ngành về phương án giải quyết," đại diện Thiên Ngọc Minh Uy cho hay.

​Sau khi nhận được báo cáo trên, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) khẳng định, cơ quan này sẽ giám sát chặt chẽ quá trình thanh lý hợp đồng và giải quyết quyền lợi cho người tham gia bán hàng đa cấp tại Thiên Ngọc Minh Uy.

Trường hợp không thống nhất với phương án giải quyết mà Thiên Ngọc Minh Uy đưa ra, người tham gia có thể thông báo tới Sở Công Thương tại địa bàn hoặc Cục Quản lý cạnh tranh để được hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi trên nguyên tắc: Nếu là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp thì Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh sẽ trực tiếp thụ lý và hỗ trợ người tham gia theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra, nếu là tranh chấp dân sự khác ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định 42/2014/NĐ-CP, Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh sẽ hướng dẫn người tham gia khởi kiện ra tòa dân sự để được xem xét bảo vệ quyền lợi.

"Trường hợp người tham gia có lý do để cho rằng mình đã bị lừa đảo, Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh sẽ hướng dẫn người tham gia làm đơn tố giác tội phạm và gửi tới cơ quan công an để được xem xét xác minh," đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho hay.

Hồ sơ Thiên Ngọc Minh Uy đã chuyển sang C46

Trong một báo cáo kết luận điều tra mới đây của Cục Quản lý cạnh tranh đã nêu ra 8 sai phạm của Thiên Ngọc Minh Uy, trong đó đều là các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 42/CP về bán hàng đa cấp.

Đơn cử, một số sản phẩm thực phẩm chức năng có nhãn gốc chưa đúng với nhãn gốc đã đăng ký với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Công ty đã có dấu hiệu vi phạm quy định về ghi nhãn sản phẩm, lưu thông hàng hóa chưa đủ điều kiện trên thị trường.

Doanh nghiệp này cũng chưa thực hiện việc đào tạo cơ bản, cấp chứng chỉ đào tạo và cấp thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo quy định cho toàn bộ nhà phân phối đang hoạt động. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra phát hiện trường hợp nhà phân phối không có tên trong danh sách đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp của công ty, nhưng vẫn được cấp chứng chỉ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp...

Thông tin tại buổi tập huấn "Kiểm soát tập trung kinh tế trong lĩnh vực phân phối lưu thông," do Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức sáng 11/5, tại Hà Nội, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, toàn bộ hồ sơ của Thiên Ngọc Minh Uy đã được chuyển hồ sơ sang Cục Cảnh sát kinh tế (C46) của Bộ Công an để tiếp tục điều tra, xử lý.

Trước đó, trong tháng 4/2017, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngọc Minh Uy đã chủ động nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp. Nhưng theo phản ánh gửi tới Bộ Công Thương, thực chất hoạt động đa cấp của doanh nghiệp này đã có sự biến tướng bằng cách chuyển sang một công ty khác có tên là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhã Khắc Lâm.

Sau khi kiểm tra, Bộ Công Thương cho biết, Công ty Nhã Khắc Lâm chưa hoàn thành việc bổ sung hồ sơ, thủ tục Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nên Công ty này chưa được phép tổ chức bán hàng đa cấp.

Dù vậy, Nhã Khắc Lâm tiếp tục bị tố có biểu hiện hoạt động đa cấp chui, do vậy ngày 9/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh của Nhã Khắc Lâm, đồng thời Bộ Công Thương đã gửi yêu cầu tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trên cả nước tăng cường giám sát hoạt động của Nhã Khắc Lâm.

Theo ông Nguyễn Phương Nam, nếu phát hiện bất cứ hoạt động nào liên quan đến bán hàng đa cấp của Nhã Khắc Lâm, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm ​theo quy định của pháp luật./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.