Hà Nội thực hiện tái đàn gia súc, gia cầm có kiểm soát

Thời điểm hiện tại, toàn thành phố có hơn 7.600 hộ chăn nuôi lợn; trong đó, có 306 công ty, trang trại thực hiện tái đàn với số lượng 576.000 con lợn, nâng tổng đàn lợn hiện có lên hơn 1,1 triệu con.
Hà Nội thực hiện tái đàn gia súc, gia cầm có kiểm soát ảnh 1Chăm sóc đàn lợn thịt để cung cấp cho thị trường dịp Tết Canh Tý tại xã thư Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, cho biết các hộ dân, trang trại đang thực hiện tái đàn trong điều kiện có kiểm soát.

Thời điểm hiện tại, toàn thành phố có hơn 7.600 hộ chăn nuôi lợn; trong đó, có 306 công ty, trang trại thực hiện tái đàn với số lượng 576.000 con lợn, nâng tổng đàn lợn hiện có lên hơn 1,1 triệu con.

Với đàn gia cầm, các hộ dân vẫn thực hiện tái đàn liên tục, với tổng đàn 37,5 triệu con; còn đàn bò hiện tại khoảng 134.500 con.

Ngành nông nghiệp đã hướng dẫn các hộ dân tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện tiêm phòng các loại vắcxin lở mồm long móng, tai xanh cho gia súc, cúm cho đàn gia cầm.

Nhìn chung, đàn vật nuôi đến thời điểm này phát triển ổn định. Dự kiến khoảng 2-3 tháng nữa sẽ cung cấp một lượng lớn nguồn thực phẩm sạch an toàn ra thị trường.

Việc tái đàn có kiểm soát của Hà Nội vừa đảm bảo không phát sinh dịch bệnh vừa đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng tốp đầu cả nước với 153.217 con trâu bò; 1,8 triệu con lợn và 31,7 triệu con gia cầm...

[Phó Thủ tướng: Không thiếu thịt lợn, vì sao giá không xuống?]

Về bệnh dịch tả lợn châu Phi, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố bệnh đã xảy ra tại 32.991 hộ (chiếm 40,9%)/2.389 thôn, tổ dân phố/449 xã, phường thuộc 24 quận, huyện; làm mắc bệnh và tiêu hủy 543.793 con lợn. 12 quận, huyện, thị xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, Chi cục đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân tái đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học.

Đến nay, Hà Nội đã tái đàn được 576.349 con lợn; trong đó, số lợn tái đàn tại các hộ chăn nuôi trong dân là 108.332 con và tại các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã là 468.017 con.

Kết quả cho thấy lượng lớn lợn đã được tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý.

Đặc biệt, Chi cục đã chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn; thông tin báo cáo, điều tra, xác minh và xử lý kịp thời khi xuất hiện ổ dịch. Chi cục đã hướng dẫn đôn đốc các đơn vị trực thuộc lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng với hơn 4,7 nghìn mẫu.

Mặc dù đạt nhiều kết quả và nỗ lực trong phòng chống dịch bệnh và bảo đảm chăn nuôi, nhưng do đặc điểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi khó kiểm soát do chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao.

Mặt khác, một số đơn vị tập trung chống bệnh dịch tả lợn châu Phi nên đã ảnh hưởng tới tiến độ tiêm phòng vắcxin cho đàn gia súc, gia cầm, việc lấy mẫu sau tiêm phòng...

Trong năm 2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống, cơ sở vật chất mạng lưới thú y cơ sở; mở rộng đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên môn. Đặc biệt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội lên kế hoạch t triển khai, hướng dẫn, đầu tư cho chăn nuôi sinh học, bảo đảm an toàn thực phẩm... ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.