Hai người thiệt mạng trước điểm bỏ phiếu ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 16/4, cả nước Thổ Nhĩ Kỳ bước vào cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp lịch sử nhằm tăng cường quyền lực với Tổng thống Tayyip Erdogan.
Hai người thiệt mạng trước điểm bỏ phiếu ở Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 1Người dân bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Diyarbakir ngày 16/4. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 16/4, trong thời gian diễn ra cuộc trưng cầu sửa đổi Hiến pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ, ẩu đả đã xảy ra làm hai người thiệt mạng và một người khác bị thương.

Một cuộc tranh cãi đã xảy ra bên ngoài một trạm bỏ phiếu ở thị trấn Diyarbakir và được giải quyết bằng dao và súng.

Trong số ba người bị thương, hai người chết trên đường đến bệnh viện, một nghi can bị bắt.

Ngày 16/4, cả nước Thổ Nhĩ Kỳ bước vào cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp lịch sử nhằm tăng cường quyền lực với Tổng thống Tayyip Erdogan.

Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày (tức 21 giờ, giờ Hà Nội).

Phát biểu tại một điểm bỏ phiếu ở Istanbul, Tổng thống Erdogan tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý này quyết định tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ và nó sẽ quyết định về "một hệ thống chính phủ mới, một sự thay đổi và chuyển đổi của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ."

[Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ phản đối chuyển sang hệ thống chính phủ liên bang]

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã cam kết sẽ chấp nhận bất kỳ kết quả nào của cuộc trưng cầu dân ý.

Phát biểu trước những người ủng hộ tại một điểm bỏ phiếu ở phía Tây Izmir, ông Yildirim nói: "Dù kết quả như thế nào, chúng ta cũng rất tôn trọng nó," "Quyết định của đất nước chúng ta là quyết định tốt nhất"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.