Hàn Quốc đề nghị Nhật Bản rút lại những hạn chế thương mại

Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc cho rằng các biện pháp này của Tokyo là "vô lý" và vi phạm các nguyên tắc thương mại toàn cầu.
Hàn Quốc đề nghị Nhật Bản rút lại những hạn chế thương mại ảnh 1Bảng thông báo về việc siêu thị ở Hàn Quốc không bán hàng Nhật Bản nhằm trả đũa quyết định của Tokyo hạn chế xuất khẩu mặt hàng công nghệ cao cho Seoul. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee ngày 3/8 cho biết bà đã đề nghị Nhật Bản "lập tức rút lại" những hạn chế thương mại đối với Seoul tại hội nghị về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Phát biểu trước báo giới, bà Yoo Myung-hee cho rằng các biện pháp này của Tokyo là "vô lý" và vi phạm các nguyên tắc thương mại toàn cầu.

Theo bà, một số nước thành viên RCEP cũng đồng quan điểm với phát biểu của mình.

Bà Yoo Myung-hee đã đề xuất một cuộc gặp song phương với người đồng cấp Nhật Bản bên lề hội nghị RCEP, song phía Nhật Bản đã từ chối đề xuất này.

Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon cho rằng quyết định của Nhật Bản loại bỏ nước này ra khỏi danh sách Trắng về các đối tác thương mại đáng tin cậy là đi "đã vượt quá giới hạn."

Từ ngày 4/7 vừa qua, Nhật Bản đã siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF).

Seoul đã phản đối mạnh mẽ động thái này của Tokyo, cho rằng nó có thể phá hỏng các nguyên tắc thương mại tự do và ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.

Trong diễn biến mới nhất liên quan đến căng thẳng thương mại giữa hai nước, ngày 2/8, Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phê chuẩn các kế hoạch loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách Trắng.

Quyết định sẽ có hiệu lực trong vòng 3 tuần tới, sau khi các quy trình liên quan được tiến hành, bao gồm đăng công báo.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản loại một quốc gia ra khỏi "Danh sách Trắng," theo đó khoảng hơn 1.000 mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc sẽ phải trình chính phủ phê duyệt với từng đơn hàng.

Tokyo cũng có thể tùy ý điều chỉnh thời gian thẩm định với các đơn hàng xuất khẩu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.