Hãng Pfizer nộp đơn xin cấp phép sử dụng vắcxin ngừa COVID-19 ở Brazil

Trong số các tài liệu được Pfizer đệ trình cho cơ quan kiểm duyệt Brazil đánh giá bao gồm kết quả thử nghiệm lâm sàng được thực hiện với 44.000 tình nguyện viên.
Hãng Pfizer nộp đơn xin cấp phép sử dụng vắcxin ngừa COVID-19 ở Brazil ảnh 1Vắcxin ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 6/2, hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ cho biết đã chính thức đề nghị cơ quan chức năng y tế Brazil cho phép sử dụng loại vắcxin ngừa COVID-19 mà họ phát triển cùng với tập đoàn BioNTech của Đức tại quốc gia Nam Mỹ này.

Phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ dẫn thông báo chính thức của Pfizer cho biết hãng đã đệ trình toàn bộ hồ sơ liên quan tới loại vắcxin mang tên Cominarty cho Cơ quan Giám sát Dịch tễ Quốc gia Brazil (ANVISA).

Giám đốc Pfizer tại Brazil, ông Márjori Dulcine khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với ANVISA để tiến trình đăng ký loại vắcxin trên được thực hiện một cách tốt nhất dựa trên những quan điểm về khoa học-kỹ thuật.

[Dịch COVID-19: AstraZeneca xin cấp phép lưu hành tại Nhật Bản]

Trong số các tài liệu được Pfizer đệ trình cho cơ quan kiểm duyệt Brazil đánh giá bao gồm kết quả thử nghiệm lâm sàng được thực hiện với 44.000 tình nguyện viên, những người được theo dõi trong thời gian 2 tháng sau khi tiêm 2 mũi vắcxin thử nghiệm.

Giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng vắcxin Cominarty được tiến hành tại 150 trung tâm của Mỹ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Brazil và Argentina và được đánh giá có tỷ lệ hiệu quả lên tới 95% trên toàn cầu.

Đây là đơn xin cấp phép sử dụng thứ hai đối với các loại vắcxin ngừa COVID-19 tại Brazil, sau khi hãng dược phẩm AstraZeneca cũng thực hiện quy trình tương tự hồi cuối tháng 1 đối với loại vắcxin do họ phối hợp với Đại học Oxford nghiên cứu sản xuất.

Brazil là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về số ca mắc COVID-19, sau Mỹ và Ấn Độ, với gần 9,5 triệu ca và đứng thứ 2 về số ca tử vong do căn bệnh này, sau Mỹ, với khoảng 230.000 trường hợp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.