Hành trình cuối cùng của bến phà Vàm Cống sau gần 1 thế kỷ hoạt động
Ngày 30/6/2019, Tổng cục Đường bộ Việt nam (Bộ Giao thông Vận tải) tổ chức Lễ công bố Quyết định tạm dừng hoạt động của Bến phà Vàm Cống (thuộc Cụm phà Vàm Cống).
Chuyến phà Việt Đan 2 - chuyến phà cuối cùng sau gần 1 thế kỷ hoạt động đưa hành khách và hàng hóa qua sông tại Bến phà Vàm Cống. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Tập thể cán bộ, công nhân lao động Bến phà Vàm Cống chụp hình kỷ niệm trên chuyến phà cuối cùng trước khi Bến phà Vàm Cống tạm dừng hoạt động. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Tập thể lãnh đạo Bến phà Vàm Cống chụp hình kỷ niệm trên chuyến phà cuối cùng trước khi Bến phà Vàm Cống tạm dừng hoạt động.(Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Người dân qua phà Vàm Cống vào sáng 30/6 tranh thủ ghi lại những hình ảnh cuối cùng trước khi Bến phà Vàm Cống tạm dừng hoạt động. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Những hàng khách cuối lên phà Việt Dan 1 - trước khi Bến phà Vàm Cống tạm dừng hoạt động. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Những hàng khách cuối lên phà Việt Dan 1 - trước khi Bến phà Vàm Cống tạm dừng hoạt động. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Bến phà Vàm Cống tạm dừng hoạt động vào 9 giờ ngày 30/6. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Bến phà Vàm Cống treo thông báo tạm dừng hoạt động vào 9 giờ ngày 30/6 ở trước bến để hướng dẫn người dân.(Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Cầu Vàm Cống, nối liền quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì cầu Vàm Cống sẽ góp phần rất lớn cho việc đi lại của người dân hai bên bờ sông Hậu, cũng như việc thông tuyến quốc lộ phía Tây của Tổ quốc.
Cầu Vàm Cống thông xe góp phần quan trọng giúp giao thông Đồng bằng sông Cửu Long kết nối liên hoàn, đánh dấu bước chuyển mình của vùng đất “Chín Rồng” trong tương lai.