Hoàn thành việc lắp đặt đường cáp điện dưới biển dài nhất thế giới

Đường cáp điện trên mang tên Liên kết Biển Bắc (North Sea Link) có tổng chiều dài 720 km, trải dài từ thành phố Suldal phía Tây Nam Na Uy tới thị trấn Blyth, gần thành phố Newcastle của Anh.
Hoàn thành việc lắp đặt đường cáp điện dưới biển dài nhất thế giới ảnh 1Đường cáp điện trên mang tên Liên kết Biển Bắc (Nguồn: Cityam)

Công ty điều hành mạng lưới điện quốc gia Na Uy Statnett ngày 15/6 cho biết Anh và Na Uy đã hoàn thành việc lắp đặt đường cáp điện dưới biển dài nhất thế giới, theo đó đường cáp này sẽ cho phép hai quốc gia này mua bán điện sạch với giá rẻ.

Đường cáp điện trên mang tên Liên kết Biển Bắc (North Sea Link) có tổng chiều dài 720 km, trải dài từ thành phố Suldal phía Tây Nam Na Uy tới thị trấn Blyth, gần thành phố Newcastle của Anh, trong đó có 4 km nằm dưới biển.

Tuyến cáp sẽ cung cấp năng lượng gió từ Anh cho Na Uy, và theo chiều ngược lại, Na Uy có thể bán thủy điện cho Anh. Dự án với chi phí ước tính từ 1,8 đến 2,4 tỷ USD, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ ngày 1 tháng 10. Công suất của North Sea Link là 1.400 megawatt.

[Đức và Na Uy khánh thành dự án cáp ngầm trao đổi điện dưới biển]

Theo giám đốc phụ trách dự án này của Statnett Thor Anders Nummedal, với đường cáp trên, khi gió thổi mạnh ở Anh và sản lượng điện gió tăng, Na Uy có thể mua điện với giá rẻ của Anh và không cần sản xuất điện từ nước. Ngược lại, khi có ít gió và nhu cầu lớn hơn về điện, Anh có thể mua năng lượng thủy điện của Na Uy.

Cũng theo Statnett, đường cáp điện nêu trên dài hơn so với đường cáp điện dưới nước Nordlink nối Na Uy và Đức mới được khánh thành hồi tháng trước.

Việc xây dựng đường cáp này diễn ra trong bối cảnh Anh đang lên kế hoạch lắp đặt thêm các đường cáp tương tự với các quốc gia châu Âu, trong đó có Đan Mạch sau khi hoàn thành dự án này với Pháp, Bỉ, Hà Lan và Ireland./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.