Hoạt động xuất khẩu dầu thương mại của Venezuela gần như đình trệ

Tại cảng xuất khẩu của Venezuela tuần này chỉ còn bốn khách hàng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) còn hoạt động, bao gồm công ty của Iran, Mỹ, Cuba và Trung Quốc.
Hoạt động xuất khẩu dầu thương mại của Venezuela gần như đình trệ ảnh 1Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) tại Puerto La Cruz, bang Anzoategui, Venezuela. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một số nguồn thạo tin ngày 23/3 cho biết việc xem xét mở rộng các hợp đồng xuất khẩu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) trong cuộc điều tra chống tham nhũng đã gần như khiến dòng chảy thương mại dầu thô và nhiên liệu của nước này bị đình trệ.

Theo tài liệu nội bộ của PDVSA, hoạt động xuất khẩu dầu trên thực tế đã bị đình chỉ từ tháng 1 và ngày càng thắt chặt.

Tài liệu do PDVSA cung cấp cho các công tố viên cho thấy công ty này đã có khoản phải thu thương mại trị giá 21,2 tỷ USD trong ba năm qua, trong đó 3,6 tỷ USD có khả năng không thu hồi được.

Hoạt động điều tra chống tham nhũng đang tập trung vào việc xác định xem các khách hàng của PDVSA có hợp đồng yêu cầu thanh toán trước có thực sự giao tiền hay không.

[Venezuela quyết định ngừng vận chuyển dầu thô sang châu Âu]

Gần đây, Venezuela đã mở rộng phạm vi kiểm toán và bắt giữ khoảng 20 quan chức, trong đó có nhiều người liên quan đến PDVSA. Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Tareck El Aissami cũng vừa đệ đơn từ chức.

Tại cảng xuất khẩu của Venezuela tuần này chỉ còn bốn khách hàng của PDVSA còn hoạt động: Công ty Thương mại Liên doanh Naftiran của Iran (NICO), Chevron của Mỹ, Cubametales của Nhà nước Cuba và Năng lượng Hàng Châu của Trung Quốc.

Các cuộc kiểm toán kéo dài làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn đối với các tàu chở dầu đang chờ PDVSA phân bổ hàng hóa xuất khẩu.

Theo dịch vụ giám sát tàu TankerTrackers, ngày 23/3 có 23 siêu tàu chở dầu, trong đó có 16 chiếc neo gần cảng xuất khẩu chính Jose của Venezuela, đang chờ bốc dầu thô và nhiên liệu xuất khẩu, tăng so với 21 chiếc hồi cuối tháng Giêng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.