Học sinh Việt tham gia chương trình khoa học quốc tế GLOBE

Tham gia chương trình khoa học quốc tế, các trường sẽ được trang bị miễn phí tài liệu thực hành và một số dụng cụ thực hành nhỏ như lều khí tượng, nhiệt kế, dụng cụ đo PH...
Học sinh Việt tham gia chương trình khoa học quốc tế GLOBE ảnh 1Các em nhỏ hào hứng khi tham gia SpaceDay 2017 của Trung tâm Vệ tinh Quốc gia. (Ảnh minh họa: CTV/Vietnam+)

Đã có ba trường tại Hà Nội tham gia chương trình khoa học và giáo dục môi trường toàn cầu GLOBE.

Thông tin trên được đại diện của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chia sẻ với phóng viên Báo điện tử VietnamPlus bên lề Hội nghị điều phối viên quốc gia chương trình GLOBE khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2018 diễn ra sáng 7/5 tại Hà Nội.

GLOBE là chương trình khoa học và giáo dục môi trường quốc tế nhằm đưa học sinh từ 6-18 tuổi, giáo viên và nhà khoa học cùng nhau học tập. Đây là chương trình liên ngành với cơ cấu tổ chức và điều hành được tài trợ bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), Cơ quan Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA), Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), được hỗ trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và thực hiện bởi Văn phòng Chương trình GLOBE thông qua thảo thuận hợp tác giữa NASA và Hiệp hội Đại học nghiên cứu khí quyển.

Ra đời năm 1995, hiện tại mạng lưới GLOBE gồm 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, có ba trường tham gia chương trình từ năm 2017-2018 là Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam, Trung học cơ sở Thực nghiệm và Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành.

Theo đại diện của VNSC, tham gia chương trình, các trường sẽ được cung cấp miễn phí tài liệu hướng dẫn thực hành và một số dụng cụ thực hành nhỏ như lều khí tượng; nhiệt kế đo nhiệt độ không khí, nước; dụng cụ đo PH của nước, mưa…

Thông qua chương trình, các học viên ở Việt Nam sẽ chia sẻ dữ liệu của mình lên mạng lưới của GLOBE và có thể tiếp cận dữ liệu ở chiều ngược lại để làm các báo cáo hoặc nghiên cứu.

Vào ngày 5/5, VNSC cũng đã tổ chức hội thảo đào tạo giảng viên chương trình GLOBE 2018 cho hơn 20 trường với các chủ đề khí quyển, thủy quyển và đất cũng như cách đăng tải dữ liệu trên trang GLOBE quốc tế nhằm nhân rộng mô hình để phát triển nguồn nhân lực, giáo dục thế hệ trẻ sử dụng công nghệ vũ trụ bảo vệ môi trường.

Các trường có nhu cầu tham gia có thể đăng ký tại Văn phòng GLOBE Việt Nam tại VNSC./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.