IAG với tham vọng mở rộng các tuyến bay tới Mỹ Latinh và Caribe

Trong một tuyên bố mới nhất, IAG cho biết họ đã ký thỏa thuận giao dịch trị giá khoảng 1,2 tỷ USD với chủ sở hữu Air Europa là Globalia.
IAG với tham vọng mở rộng các tuyến bay tới Mỹ Latinh và Caribe ảnh 1IAG, chủ sở hữu của hãng hàng không British Airways. (Nguồn: aircargonews)

IAG, chủ sở hữu của hãng hàng không British Airways, ngày 4/11 thông báo họ đồng ý mua lại hãng hàng không Air Europa của Tây Ban Nha với giá 1 tỷ euro (1,116 tỷ USD) để mở rộng các tuyến tới khu vực Mỹ Latinh và Caribe, qua đó đưa Madrid trở thành một trung tâm hàng không quan trọng của họ.

Trong một tuyên bố mới nhất, IAG cho biết họ đã ký thỏa thuận giao dịch trị giá khoảng 1,2 tỷ USD với chủ sở hữu Air Europa là Globalia.

IAG cũng đặt mục tiêu hoàn tất thỏa thuận này trong nửa cuối năm 2020 và hy vọng giao dịch sẽ giúp họ tiết kiệm đáng kể về chi phí và tăng doanh thu.

IAG nói thêm rằng Air Europa sẽ giúp bổ sung cho các chi nhanh hiện tại của họ đặt tại Tây Ban Nha là Iberia và Vueling, đồng thời giúp Madrid cạnh tranh bình đẳng với bốn trung tâm hàng không lớn nhất ở châu Âu là Amsterdam (Hà Lan), Frankfurt (Đức), London (Vương quốc Anh) và Paris (Pháp).

[British Airways khôi phục 50% dịch vụ sau khi phi công hoãn đình công]

IAG cho rằng thỏa thuận sẽ giúp Madrid có lợi thể hơn trên các tuyến bay từ châu Âu đến Mỹ Latinh và nhiều khả năng đưa thành phố này trở thành “cửa ngõ” giữa châu Á và Mỹ Latinh.

Nếu được giới chức thông qua, thỏa thuận trên sẽ tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư của IAG vốn đã bao gồm hãng hàng không Aer Lingus của Ireland và hãng hàng không giá rẻ Level của châu Âu.

Air Europa hiện có tuyến bay đến 69 địa điểm trên khắp thế giới, bao gồm Caribe, Mỹ Latinh, Bắc Phi và Mỹ.

Theo số liệu thống kê, Air Europa đã chuyên chở 11,8 triệu lượt khách vào năm 2018, đạt doanh thu 2,1 tỷ euro (2,34 tỷ USD) và lợi nhuận hoạt động là 100 triệu euro (111,6 triệu USD)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.