IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới đang phục hồi

IAE dự báo nhu cầu dầu mỏ trong hai năm tới đây sẽ dần hồi phục, cụ thể tăng thêm 5,4 triệu thùng/ngày vào năm 2021 và thêm 3,1 triệu 1thùng/ngày vào năm tới.
IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới đang phục hồi ảnh 1Một cơ sở lọc dầu của Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới sẽ tăng vượt mức so với thời kỳ bùng phát đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2022 - thời điểm hoạt động kinh tế tại nhiều nước khôi phục trạng thái bình thường nhờ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 không ngừng được mở rộng.

Trong báo cáo đầu tiên dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong một năm tới, công bố ngày 11/6, IEA cho biết hoạt động kinh tế tại các nước đình trệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2020 giảm xuống mức thấp kỷ lục, 8,6 triệu thùng/ngày.

IAE dự báo nhu cầu dầu mỏ trong hai năm tới đây sẽ dần hồi phục, cụ thể tăng thêm 5,4 triệu thùng/ngày vào năm 2021 và thêm 3,1 triệu 1thùng/ngày vào năm tới. Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo sự hồi phục sẽ diễn ra không đồng đều giữa các vùng miền và các ngành, sản phẩm.

Báo cáo chỉ rõ, nhu cầu sẽ tăng nhanh và mạnh hơn ở những nước giàu vốn được tiếp cận vaccine sớm hơn, trong khi một số ngành sẽ cần thêm nhiều thời gian để phục hồi hơn như ngành hàng không khi mà nhiều nước vẫn thực hiện lệnh hạn chế đi lại và có nhiều người vẫn làm việc từ xa, thay vì phải đến công sở để phòng tránh dịch bệnh.

[Iran có thể tăng sản lượng dầu lên 6 triệu thùng mỗi ngày]

Theo IEA, ngành hàng không chỉ có thể khôi phục trạng thái bình thường khi phần lớn các nước đạt miễn dịch cộng đồng mà theo dự báo của IEA, điều này không thể đạt được cho đến cuối năm 2022.

Với nhu cầu dầu mỏ dự báo nêu trên, IEA cho rằng việc đáp ứng nhu cầu dầu mỏ tăng dường như không phải là vấn đề khó khăn.

IEA cho rằng các nước nằm ngoài OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác) sẽ tăng sản lượng khai thác dầu mỏ vào năm tới lên 1,6 triệu thùng/ngày, vượt năm 2019.

Trong khi đó, các nước OPEC+ có năng lực sản xuất 6,9 triệu thùng/ngày sau khi nâng sản lượng khai thác thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 5-7/2021./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.