IMF và WB kêu gọi phối hợp tăng cường hệ thống thương mại đa phương

IMFC cho biết triển vọng tăng trưởng "đang vô cùng bất ổn và đứng trước nhiều nguy cơ ngày càng gia tăng," bao gồm căng thẳng thương mại, sự bất ổn về chính sách và các nguy cơ địa chính trị.
IMF và WB kêu gọi phối hợp tăng cường hệ thống thương mại đa phương ảnh 1Hội nghị thường niên IMF và WB năm 2019. (Nguồn: shine)

Tại cuộc họp thường niên vừa kết thúc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước đã kêu gọi phối hợp nỗ lực nhằm tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy định trước tình hình căng thẳng thương mại trên toàn cầu, đồng thời hối thúc tiến triển trong cải cách quản trị và hạn ngạch của IMF.

Trong thông cáo báo chí được phát đi sau cuộc họp lần thứ 40 của Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế (IMFC), cơ quan hoạch định chính sách của IMF, IMFC cho biết triển vọng tăng trưởng "đang vô cùng bất ổn và đứng trước nhiều nguy cơ ngày càng gia tăng," bao gồm căng thẳng thương mại, sự bất ổn về chính sách và các nguy cơ địa chính trị, trong bối cảnh thiếu không gian chính sách, các mức nợ cao và đang ngày càng gia tăng, cũng như các nguy cơ tài chính ngày càng cao.

Theo IMFC, "hoạt động đầu tư và thương mại hàng hóa và dịch vụ tự do, công bằng và cùng có lợi là động lực chủ chốt cho tăng trưởng và tạo việc làm. Một hệ thống thương mại quốc tế vững mạnh với các quy định được thi hành tốt trong việc giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng toàn cầu."

[IMF cảnh báo triển vọng 'vô cùng bất ổn' của kinh tế toàn cầu]

IMFC cho biết để làm được điều này, các nước cần phải giải quyết căng thẳng thương mại và ủng hộ cải cách cần thiết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm nâng cao hoạt động của tổ chức này.

Một chủ đề lớn khác tại kỳ họp thường niên nói trên là cải cách về quản trị và hạn ngạch của IMF. Trong đó, bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương nhiều nước bày tỏ sự thất vọng khi tổ chức này không nâng hạn ngạch cho các thị trường mới nổi theo bản đánh giá hạn ngạch mới nhất, tức bản đánh giá thứ 15 của IMF.

IMF hiện có 1.000 tỷ USD tổng nguồn vốn cho vay, tạo ra từ nhiều nguồn, trong đó có các hạn ngạch vốn là nguồn tài trợ chính của IMF và được thiết lập dựa trên vị thế tương đối của mỗi thành viên trong nền kinh tế thế giới.

Bản đánh giá hạn ngạch thứ 14 của IMF đã được hoàn thành năm 2010 và việc tăng hạn ngạch có hiệu lực vào năm 2016.

Sau cải cách này, khoảng 6% hạn ngạch đóng góp được chuyển sang các thị trường mới nổi, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.