Indonesia, Malaysia đóng băng đàm phán FTA với EU do vấn đề dầu cọ

Indonesia và Malaysia đã cử các quan chức cấp cao tới EU để bày tỏ quan ngại về Quy định chống phá rừng vốn được cho là có thể gây bất lợi cho các công ty nông nghiệp quy mô nhỏ của 2 nước này.
Indonesia, Malaysia đóng băng đàm phán FTA với EU do vấn đề dầu cọ ảnh 1Công nhân thu hoạch hạt cọ tại nông trại ở Pelalawan, tỉnh Riau, Indonesia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tờ Financial Times ngày 31/5 cho biết Indonesia và Malaysia sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) trong khi tìm cách đối xử công bằng hơn đối với các hộ sản xuất dầu cọ quy mô nhỏ.

Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof cho rằng đạo luật cấm nhập khẩu các sản phẩm từ các vùng đất phá rừng được EU thông qua mới đây là “sự trừng phạt và đối xử bất công đối với chúng tôi và đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ.”

Về phần mình, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cáo buộc chính sách của EU ủng hộ “các tập đoàn lớn hoặc công ty đa quốc gia” vốn có thể đáp ứng mức độ quan liêu mà quy định sẽ yêu cầu.

[Indonesia, EU đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Song phương]

Trước đó, Indonesia và Malaysia đã cử các quan chức cấp cao tới EU để bày tỏ quan ngại về Quy định chống phá rừng (EUDR) vốn được cho là có thể gây bất lợi cho các công ty nông nghiệp quy mô nhỏ.

Hai quốc gia này là những nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và chiếm khoảng 85% xuất khẩu dầu cọ toàn cầu. Trong khi đó, EU là thị trường lớn thứ ba đối với các sản phẩm dầu cọ của hai nước này.

Ngoài dầu cọ, EUDR cũng sẽ cấm nhập khẩu càphê, thịt bò, đậu tương và các mặt hàng khác trừ khi các công ty có thể cung cấp thông tin “có thể kiểm chứng” rằng sản phẩm của họ không được canh tác trên vùng đất bị phá rừng sau năm 2020./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.