Iran tán thành đề nghị cắt giảm thêm sản lượng dầu của OPEC

Iran ủng hộ ý kiến của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng dầu thô mạnh hơn nữa, nếu đa số các nước thành viên nhất trí với ý kiến này.
Iran tán thành đề nghị cắt giảm thêm sản lượng dầu của OPEC ảnh 1Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trang tin điện tử năng lượng Iran Shana dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh cho biết, nước này ủng hộ ý kiến của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cắt giảm sản lượng dầu thô mạnh hơn nữa, nếu đa số các nước thành viên nhất trí với ý kiến này.

Một ban hội thẩm kỹ thuật, được biết là JTC, đã đề xuất OPEC và các nước sản xuất dầu liên minh - nhóm OPEC+, cắt giảm tạm thời 600.000 thùng/ngày.

Các nước sản xuất OPEC hiện đang thảo luận việc liệu có nhóm họp sớm hơn thời gian đã ấn định tại Vienna (Áo) vào ngày 5-6/3 hay không.

Trong khi đó, nguy cơ giảm tốc tăng trưởng của toàn cầu, do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới, (2019-nCoV), đã khiến OPEC lo ngại, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mua lượng lớn dầu mỏ của tổ chức này.

[OPEC+ cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu thêm 500.000 thùng mỗi ngày]

Hơn 2/3 lượng dầu thô mà Trung Quốc nhập khẩu là từ OPEC và Nga. Nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC là Saudi Arabia và Nga là những nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, toàn bộ OPEC sẽ chịu tác động nghiêm trọng từ sự sụt giảm nhu cầu của Trung Quốc.

Theo nhà phân tích tại công ty nghiên cứu hàng hóa Wood Mackenzie Yujiao Lei, Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, chiếm 13% nhu cầu và đóng góp hơn 1/3 trong tăng trưởng nhu cầu của toàn cầu.

Do nguồn cung trong nước không đủ, nên sự phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài của Trung Quốc tiếp tục tăng. Điều này khiến nước này trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của OPEC.

Giá dầu thô đã giảm khoảng 15% kể từ đầu năm nay, sau khi giá dầu Brent Biển Bắc và giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm xuống các mức tương ứng dưới 55 USD/thùng và 50 USD/thùng trong tuần này, các mức thấp nhất trong 13 tháng trở lại đây./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.