Iran xuất khẩu 28 triệu USD sang thị trường Á-Âu theo PTA

Iran đã xuất khẩu 28,2 triệu USD hàng hóa vào thị trường Á-Âu trong tháng trước (từ 21/10-22/11) và nhập khẩu 166 triệu USD hàng hóa từ khu vực này sau hơn một tháng thực thi PTA.
Iran xuất khẩu 28 triệu USD sang thị trường Á-Âu theo PTA ảnh 1Iran đã xuất khẩu 28,2 triệu USD hàng hóa vào thị trường Á-Âu. (Nguồn: Islamicinvitationturkey.com)

Thứ trưởng Bộ Kinh tế kiêm người đứng đầu Cơ quan Hải quan Iran (IRICA) Mehdi Mir-Ashrafi ngày 15/12 cho biết nước này đã xuất khẩu 28,2 triệu USD hàng hóa vào thị trường Á-Âu trong tháng trước (từ 21/10-22/11) và nhập khẩu 166 triệu USD hàng hóa từ khu vực này trong cùng giai đoạn.

Ông Mir-Ashrafi cho hay sau hơn 1 tháng kể từ khi thực thi Hiệp định Ưu đãi về Thương mại (PTA) được Iran ký với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hôm 27/10 vừa qua, tổng xuất khẩu hàng hóa ưu đãi và không ưu đãi của Tehran vào thị trường này là 137,9 triệu USD, trong khi tổng lượng hàng nhập khẩu từ thị trường này lên tới 193 triệu USD.

Theo ông Mir-Ashrafi, trong tình hình hiện nay, có cơ hội thuận lợi cho đất nước tận dụng tốt nhất thị trường Á-Âu béo bở để xuất nhập khẩu các sản phẩm cần thiết.

“Căn cứ vào yêu cầu và thỏa thuận giữa hai bên, các nỗ lực sẽ được triển khai nhằm sử dụng tiền tệ trong khu vực để trao đổi hàng hóa và sản phẩm,” ông Mir-Ashrafi nói.

Cuối tháng 11 vừa qua, có thêm 6 nước châu Âu gồm Phần Lan, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển thông báo đã gia nhập Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) - cơ chế tài chính của EU được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi thương mại với Iran bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.

[Iran giảm lệ thuộc vào dầu mỏ để đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ]

INSTEX là một cơ chế thanh toán được Anh, Pháp và Đức thúc đẩy nhằm hỗ trợ trao đổi thương mại với Iran và giúp Tehran tránh các biện pháp trừng phạt của Washington.

Sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Iran và các bên còn lại đã tiến hành các cuộc đàm phán để cứu vãn thỏa thuận. Tuy nhiên, việc EU chưa thể đảm bảo lợi ích kinh tế cho Iran đã khiến Tehran giảm bớt một số cam kết nhất định trong JCPOA./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.