Ông Tân cũng cho biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu việcngăn chặn, xử lý các vi phạm trong công tác tu bổ, tôn tạo di tích chùa TrămGian phải khẩn trương, kịp thời; đồng thời giao Thanh tra Bộ đôn đốc Thanh traSở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội sớm có kết luận về sự việc trên; đề nghị Giámđốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội chỉ đạo Thanh tra Sở tổ chức ngay việcthanh tra, có kết luận cụ thể về các sai phạm xảy ra tại di tích chùa Trăm Gianbáo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch trước ngày 15/9 để có biện pháp xử lý.
Ngay sau khi báo chí nêu vụ việc vi phạm tại di tích chùa Trăm Gian, Bộ đã cửThanh tra chuyên ngành kiểm tra và đình chỉ hoạt động xây dựng tại di tích này;có công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên mônthực hiện 4 vấn đề: Đình chỉ việc thi công tại di tích chùa Trăm Gian và có biệnpháp xử lý vi phạm; bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của Nhàtổ, Gác khánh và bậc đá cũ trước sân Tiền đường; nhanh chóng xây dựng phương ánphục hồi nguyên trạng Nhà tổ, Gác khánh và bậc cấp sân trước Tiền đường trên cơsở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏathuận; thực hiện các thủ tục để tu bổ di tích theo quy định.
Để sớm khắc phục sai phạm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Thanh tra Bộvà Cục Di sản văn hóa kiểm tra, hướng dẫn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nộitrong việc thực hiện 4 vấn đề nêu trên. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch cũng đã có Văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội về tổ chứcthanh tra và báo cáo kết luận thanh tra công tác trùng tu Chùa Trăm gian. Theođó, công tác tu bổ, tôn tạo chùa Trăm Gian (thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố HàNội) đã để xảy ra những sai phạm, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng công tác bảotồn di sản văn hóa.
Chùa Trăm Gian được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Ngôi chùa có lịch sử xâydựng từ thời Lý (năm 1185) nhưng trải qua thời gian, di tích không còn giữ đượccông trình nào của thời khởi dựng. Chùa Trăm Gian đã được tu bổ nhiều lần trongđó, Tam bảo và gác chuông là hai hạng mục quan trọng nhất của chùa đã được tu bổtrước đây và vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Gác khánh và Nhà tổ là hai công trìnhkiến trúc gỗ có niên đại cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các cấu kiện kiến trúcít trang trí chạm khắc, nhiều cấu kiện kiến trúc gỗ làm bằng gỗ tạp đã bị mốimọt, một số cột được nối chân... Trước khi xảy ra vi phạm, hai công trình nàyđều ở trong tình trạng xuống cấp, được chống đỡ tạm để đảm bảo an toàn cho côngtrình và người sử dụng.
Năm 2006, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây đã cho lập “Dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạodi tích chùa Trăm Gian”, Bộ Văn hóa-Thông tin (trước đây) đã có văn bản thỏathuận Dự án và Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích này để địa phươngphê duyệt Dự án và bố trí kinh phí đầu tư. Năm 2012, Ủy ban Nhân dân thành phốHà Nội đã bố trí kinh phí để tu bổ chùa Trăm Gian nhưng chưa kịp thực hiện, vịsư trụ trì đã kêu gọi nhân dân đóng góp và tự đứng ra tu bổ Nhà tổ, Gác khánh vàbậc đá cũ trước Tiền đường mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban Nhân dânthành phố Hà Nội đã xem xét, xác định nguyên nhân, trách nhiệm và đề ra biệnpháp xử lý, khắc phục vi phạm tại di tích chùa Trăm Gian theo ý kiến chỉ đạo củaBộ. Ngày 29/8, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có kết luận ban đầuvề những vi phạm và giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội về các sai phạmxảy ra tại di tích chùa Trăm Gian báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố có biện phápxử lý cụ thể; tuy nhiên, qua kiểm tra, đến nay việc tổ chức thanh tra theo chỉđạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chưa được Sở triển khai.
Trong diễn biến liên quan, ngày 6/9, tại di tích chùa Trăm Gian, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội phốihợp cùng các cơ quan hữu quan và Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ, Ủy ban Nhân dân xã Tiên Phương tổchức cuộc họp đánh giá lại mức độ vi phạm trong tu bổ, tôn tạo di tích chùa TrămGian.
Tại cuộc họp, cùng với việc các bên liên quan giải trình lý do, quá trìnhthực hiện dẫn tới vi phạm trong tu bổ, tôn tạo di tích, các cơ quan chức năngcũng đề cập nhiều tới việc thông tin thiếu chính xác của một số phương tiệnthông tin đại chúng gây hiểu nhầm và bức xúc trong nhân dân.
Đó là thông tin phá vỡ chùa cũ xây chùa mới, nhân dân đi phá dỡ chùa, hạngmục kiến trúc bị phá dỡ có tuổi đời gần 1000 năm….Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giámđốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: “Thông tin này đã gây phảncảm lớn trong xã hội; tác động không nhỏ tới các cơ quan từ thành phố tới Trungương, thậm chí tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ cũng nhắc tới. Nhưngthực tế vụ việc không đúng như một số báo đã nêu.”
Còn theo ông Trần Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ: “Một số báo chíthông tin không đầy đủ khiến mọi người hiểu nhầm phá bỏ cả chùa cũ xây chùa mới.Nhiều người dân Chương Mỹ đang làm ăn sinh sống ở các nơi trong cả nước, thậmchí cả ở nước ngoài gọi về bày tỏ tiếc nuối, trách móc chúng tôi không giữ đượcchùa, một di tích đẹp và cổ kính.”
Thực tế 3 hạng mục của chùa Trăm Gian bị vi phạm, dỡ đi xây mới là thềm đátrước sân Từ đường, gác Khánh và nhà Tổ. Trong khi chùa Trăm Gian có rất nhiềuhạng mục công trình và hạng mục chính tạo nên hồn cốt của ngôi chùa là Tòa TamBảo vẫn được giữ nguyên. Còn khi nhà chùa hạ giải gác Khánh và nhà Tổ đã kêu gọinhân dân đến công đức công sức, vì vậy thông tin nhân dân đi phá dỡ chùa là chưathật chính xác./.