Khả năng kinh tế Trung Quốc phục hồi, tăng trưởng trong năm 2023

Trung Quốc sẽ duy trì các chính sách hiện nay để thúc đẩy nhu cầu và sự cải thiện cơ cấu kinh tế trong năm tới, đồng thời triển khai các biện pháp mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Khả năng kinh tế Trung Quốc phục hồi, tăng trưởng trong năm 2023 ảnh 1Người dân chọn mua hàng tại một siêu thị ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Dự báo về tình hình kinh tế năm 2023, một quan chức Chính phủ Trung Quốc ngày 19/12 cho rằng nền kinh tế nước này sẽ đi theo một biểu đồ tăng trưởng độc lập, phục hồi toàn diện.

Tân Hoa Xã dẫn lời quan chức thuộc Ủy ban các vấn đề tài chính và kinh tế trung ương Trung Quốc cho biết triển vọng kinh tế nước này năm 2023 sáng sủa nhờ 3 yếu tố chính gồm biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 được điều chỉnh phù hợp, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng phát huy hiệu quả và cơ sở tham chiếu (mức tăng trưởng năm nay) thấp.

Cụ thể, việc điều chỉnh các biện pháp ứng phó COVID-19 sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực với nền kinh tế, dự báo giúp tốc độ hồi phục nhanh hơn trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt là quý 2.

Trung Quốc sẽ duy trì các chính sách hiện nay để thúc đẩy nhu cầu và sự cải thiện cơ cấu kinh tế trong năm tới, đồng thời triển khai các biện pháp mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

[IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn vào năm 2023]

Bên cạnh đó, mức tăng trưởng kinh tế năm 2022 được dùng làm cơ sở so sánh thấp hơn dự báo sẽ gia tăng khoảng cách về số liệu tăng trưởng của năm 2023.

Theo quan chức trên, dù nền kinh tế Trung Quốc gặp nhiều thách thức cả ở trong và ngoài nước nhưng nền tảng phát triển ổn định vẫn được duy trì, với sức bền tốt, nhiều tiềm năng và nội lực.

Trung Quốc có chính sách hỗ trợ về tài khóa, tiền tệ, công nghiệp, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực xã hội, qua đó góp phần thúc đẩy hồi phục kinh tế trong năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.