Các diễn viên,đặc biệt là Quách Thu Phương, đã khóc thật sự trên sàn diễn khi hóa thân vào nàngKiều Loan.
Đó là câu chuyện cách đây 4 năm khi kịch thơ Kiều Loan xuất hiện trênsân khấu của Nhà hát Tuổi Trẻ. Và giờ nó được tái dựng và chọn là một trongnhững vở diễn dự thi Hội diễn Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009.
Khán phòng Nhà hát Tuổi Trẻ không đông nghịt người như các buổi diễn hài kịchnhưng tất cả đều như bị đóng đinh trên ghế và bị kịch thơ Kiều Loan hớp hồn, hútvào những xúc cảm mạnh mẽ.
Dường như đạo diễn Anh Tú và các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ đã thực sự "lên đồng"với "Kiều Loan". Họ dẫn dắt mọi cảm xúc của người xem bằng những lời thoại trongtrẻo tuyệt đẹp.
Chính bản thân đạo diễn Anh Tú cũng đã từng thổ lộ rằng, anh"bắt" được "Kiều Loan" rất tình cờ khi đọc trên báo thấy nhà thơ Tố Hữu trả lờiphỏng vấn đại ý rằng ngoài kịch bản Vũ Như Tô đã được dựng thì vẫn còn một kịchbản nữa cũng rất xuất sắc là "Kiều Loan," nhưng kịch bản này lại chưa ai dựng. Lậptức anh đi lùng đọc Kiều Loan cho bằng được. Đọc xong say luôn, khác với cáiviệc nghiền ngẫm cả đống kịch bản có khi vẫn bế tắc.
Với cốt truyện có thựctrong lịch sử, được thổi hồn bằng những vần thơ trong trẻo của nhà thơ tài năngHoàng Cầm, vở kịch xoay quanh câu chuyện tình bi thương của vợ chồng Vũ Văn Giỏi-Kiều Loan.
Xung đột của vở kịch được đẩy lên cao trào khi mỗi người đi theomột lý tưởng, chồng phò tá triều Gia Long tàn sát những kẻ đối nghịch, vợ đi tìmchồng nhưng lòng còn luyến tiếc thời Tây Sơn.
Nàng Kiều Loan đẹp như trăng rằm.Chờ chồng mười năm chinh chiến không thấy về, nàng điên dại vừa đi vừa hát khắpnhân gian từ quê nhà vào đến kinh đô Phú Xuân tìm chồng. Nàng hát trách ngườichồng tham vàng bỏ ngãi, trách người quân tử bỏ nghĩa cầu vinh.
Nàng than chonhân tình thế thái, khó cho kiếp người dâu bể trầm luân, mơ cho quê hương cuộcsống thanh bình, chẳng còn chuyện đao binh và tranh giành quyền lực.
Nàng dở dạihát lên những câu ca hoài niệm Quang Trung Nguyễn Huệ để rồi sa vào tay triềuđình Gia Long. Để rồi khi gặp chồng mà không được nhận, lúc được nhận thì lạithấy chồng mình đã thành kẻ khác, chỉ biết lấy máu đồng loại để dệt chiến công,chỉ còn mơ đến mũ cao áo dài mà quên đi cả tình chồng vợ lẫn nghĩa thầy trò.
Kiều Loan đã từ chối một cuộc chạy trốn, một cuộc đoàn viên vàng son được ngườichồng quyền cao chức trọng sắp đặt và hứa hẹn. Vì lý tưởng, vì cái chung mà phảihy sinh tình riêng, số phận bắt Kiều Loan vẫn còn yêu say đắm chồng phải dùngthanh đoản đao - tín vật thề ước - đâm vào trái tim chồng, kẻ phản bội Tây Sơn.
Đâu đó cái tứ thiếu phụ đi tìm chồng xuất hiện nhan nhản trên các vở diễn sânkhấu nhưng điều rung động trái tim khán giả là những vần thơ tuyệt đẹp, mỗi lầnnó được người nghệ sĩ ngân lên là một lần cảm xúc được căng như những sợi dâyđàn, hòa quyện vào lòng người. Không ít khán giả lần đầu tiên xem "Kiều Loan" mớingộ ra rằng sân khấu kịch nói lại có thể có một vở kịch thơ hay như thế.
Nhiềungười nghĩ rằng Anh Tú quá "điên" khi chọn vở kịch thơ bị phủ dày bụi thời giannhư "Kiều Loan" làm vở dựng tốt nghiệp 4 năm học nghề đạo diễn tại trường. May mắnlà cái "điên" đáng trân trọng đó của anh đã thu hút được những bạn diễn say KiềuLoan như mình, đó là Quách Thu Phương, Đức Khuê, Như Lai, Duy Lam, Dũng Nam. Họđã vào cuộc chơi nghệ thuật không cátxê và sẵn sàng chịu số phận "dã tràng xecát" để cải tử cho nàng Kiều Loan.
Dựng kịch thơ không phải là dễ, nếu làm khônghay thì khán giả sẽ thấy chán. Nhưng đạo diễn Anh Tú đã lựa chọn được con đườngngắn nhất là truyền tải thông điệp của tác giả và những lời thơ qua các nhânvật của mình.
Và nhân vật trung tâm để tác giả và đạo diễn gửi gắm chính là nàngKiều Loan. Nàng là hiện thân của cái đẹp trường tồn bất chấp sự đổi ngôi của cácvương triều hay là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam ngóng chồng qua mọi cuộcchiến tranh như hòn đá Vọng Phu?
Nàng là hiện thân của bi kịch phân ly xuyênsuốt thời đại phong kiến hay chỉ là lời oán thán thế thái nhân tình đổi trắngthay đen? Nàng là ai mà số phận long đong lận đận và bạc mệnh đến thế? Toàn bộvở kịch day dứt một chữ tình.
Có thể nói nghệ sĩ Quách Thu Phương thực sự tỏasáng với nhân vật Kiều Loan. Sau những phút giây cười cợt bông đùa với nhữngtiểu phẩm hài kịch để tạm quên đi những khao khát sáng tạo chưa trọn, có thể cảmnhận được phần nào hạnh phúc của người nghệ sĩ khi dựng và diễn "Kiều Loan" đểthỏa những đam mê nghệ thuật, để bay lên những vần thơ đầy triết lý.
Với kịchthơ "Kiều Loan," các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ có thể tự tin vững bước vào hội diễnso tài cùng bạn bè đồng nghiệp.
Góp một vở diễn đầy kén chọn khán giả và dĩnhiên có thể doanh thu sẽ không cao nhưng rõ ràng việc khai thác kịch bản, việcdũng cảm dựng và diễn một vở kịch thơ đã là điều đáng để khâm phục./.