Kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc cán mốc lịch sử sau 13 tháng

Theo số liệu do Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc công bố ngày 1/11, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 10 vừa qua đạt 54,97 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu Hàn Quốc cán mốc lịch sử sau 13 tháng ảnh 1 Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Seoul của Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo số liệu do Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc công bố ngày 1/11, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 10 vừa qua đạt 54,97 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là kim ngạch xuất khẩu theo tháng cao thứ hai trong lịch sử, sau tháng 9/2017.

Theo Đài phát thanh và truyền hình Hàn Quốc, kể từ tháng Năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã 6 tháng liên tiếp vượt mức 50 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu lũy kế tính từ tháng 1 tới tháng 10 vừa qua đạt 505,3 tỷ USD, mức cao kỷ lục.

Xuất khẩu chíp bán dẫn vẫn tiếp tục xu hướng tăng, trong khi xuất khẩu máy móc thông thường, chế phẩm hóa dầu đều đạt mức cao kỷ lục với mức tăng trên 51% và 42%.

[Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm trong quý 3 năm 2018]

Xuất khẩu ôtô trong tháng 10 vừa qua cũng đã quay trở lại xu hướng tăng sau 2 tháng. Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng là màn hình, thiết bị viễn thông không dây, tàu thuyền đều giảm.

Trong khi kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Trung Nam Mỹ đều có mức tăng từ 40% đến 50%, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường Trung Đông lại giảm sút.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 10 vừab qua cũng đạt 48,4 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cán cân thương mại cùng kỳ đạt thặng dư 6,5 tỷ USD, tiếp tục đà thặng dư 81 tháng liên tiếp.

Theo Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên, gia tăng xuất khẩu trong tháng 10 vừa qua chủ yếu là do ngành chế tạo thế giới tiếp tục lạc quan, giá dầu quốc tế tăng khiến đơn giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc tăng.

Tuy nhiên, các điều kiện xuất khẩu được dự báo sẽ không mấy khả quan, như các nước lớn tăng cường chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, biến động tỷ giá ngày một lớn do Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.