Kinh tế Eurozone đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 21 năm

Nhà kinh tế hàng đầu tại IHS Markit cho biết trong mùa Hè sôi động, lĩnh vực du lịch và khách sạn "đóng vai trò đặc biệt" để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng lịch sử.
Kinh tế Eurozone đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 21 năm ảnh 1Khu vực Tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo kết quả khảo sát vừa được công bố, hoạt động kinh doanh trong tháng Bảy ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 21 năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế này đi vào hoạt động mạnh mẽ nhất có thể, với việc nới lỏng các hạn chế để phòng dịch COVID-19.

Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) tổng hợp từ tập đoàn dữ liệu kinh tế IHS Markit cho thấy hoạt động kinh doanh đã tăng từ 59,5 điểm trong tháng Sáu lên mức 60,6 điểm trong tháng Bảy, cao hơn nhiều so với mức 50 điểm cho thấy có sự tăng trưởng.

Mặc dù vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy sự lây lan của biến thể Delta đang bắt đầu tác động tới niềm tin của các doanh nghiệp, với lo ngại rằng các biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể sẽ một lần nữa gây ra sự hỗn loạn trong nền kinh tế.

[ECB cảnh báo biến thể Delta đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế]

Ông Chris Williamson - nhà kinh tế hàng đầu tại IHS Markit, cho biết trong mùa Hè sôi động, lĩnh vực du lịch và khách sạn "đóng vai trò đặc biệt" để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng lịch sử.

Mặc dù vậy, đối với các nhà sản xuất, sự chậm trễ của chuỗi cung ứng vẫn là một "mối quan tâm lớn," làm tổn hại công tác sản xuất và đẩy chi phí lên cao. Ông Williamson cảnh báo điều này có thể sẽ "đẩy giá tiêu dùng cao hơn ở những tháng tới "và sau đó sẽ rơi vào lạm phát.

Nhà kinh tế này cũng cho biết biến thể Delta gây ra " rủi ro lớn đối với triển vọng kinh tế." Ông cho rằng: "Không chỉ có việc số các ca nhiễm gia tăng khiến sự lạc quan trong kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng Hai, mà các làn sóng dịch COVID-19 trên khắp thế giới cũng có thể dẫn đến việc các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị đình trệ và do đó giá ngày càng bị đẩy lên cao"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.