Kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục giảm mạnh trong tháng 10

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) sơ bộ tại Eurozone giảm xuống 47,1 trong tháng 10, so với mức 48,1 trong tháng Chín, khi lạm phát tăng mạnh và giá năng lượng cao.
Kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục giảm mạnh trong tháng 10 ảnh 1Người dân mua sắm tại siêu thị ở Vienna, Áo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo khảo sát được S&P Global Market Intelligence công bố ngày 24/10, hoạt động kinh tế tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tiếp tục giảm mạnh trong tháng 10 và Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực, đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) sơ bộ tại Eurozone giảm xuống 47,1 trong tháng 10, so với mức 48,1 trong tháng Chín, khi lạm phát tăng mạnh và giá năng lượng cao.

PMI dưới 50 có nghĩa hoạt động kinh tế giảm sút.

[Lạm phát tại khu vực Eurozone lên mức cao kỷ lục gần 10%]

Kinh tế Eurozone có thể giảm trong quý IV, trong khi tình hình tại Đức xấu hơn, với PMI giảm từ 45,7 xuống 44,1. Đây là mức thấp nhất kể từ đợt đóng cửa doanh nghiệp đầu tiên tại Đức, khi đại dịch bùng phát.

Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, Phil Smith, cho rằng số liệu trên là một dấu hiệu nữa về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Cả lĩnh vực chế tạo và dịch vụ tại Đức cho thấy tốc độ giảm sút gia tăng, dù vẫn chưa gây tình trạng mất việc làm.

Các doanh nghiệp Đức rất bi quan về triển vọng một năm tới.

Nền kinh tế Pháp lớn thứ hai tại Liên minh châu Âu đang trì trệ, với PMI giảm từ 51,2 xuống 50.

Mặc dù Pháp ít chịu tác động của việc lạm phát tăng so với các nước khác trong châu Âu, việc giá cả tăng vẫn gây sức ép lên người tiêu dùng, dẫn tới lượng đơn hàng của nhà máy giảm mạnh.

Nhà kinh tế trưởng về doanh nghiệp của S&P Global Market Intelligence, Chris Williamson, cho rằng nguy cơ suy thoái ở Eurozone ngày càng khó tránh. Cuộc khủng hoảng năng lượng tại khu vực này là mối lo ngại lớn, cản trở hoạt động kinh tế, đặc biệt là những lĩnh vực cần nhiều năng lượng.

Lạm phát tại Eurozone trong tháng Chín ở gần mức 10%, gấp năm lần so với mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.