Kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn ổn định

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đạt gần 5% có nghĩa mức tăng GDP của nước này một năm tương đương với GDP của Hà Lan và trong 5 năm tương đương với GDP của Đức.

Xe ôtô chạy bằng năng lượng mới chờ xuất khẩu tại khu cảng ở thành phố Thái Thương thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). (Ảnh: THX/TTXVN)
Xe ôtô chạy bằng năng lượng mới chờ xuất khẩu tại khu cảng ở thành phố Thái Thương thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn Roland Berger của Đức, Denis Depoux, nền kinh tế Trung Quốc đã bước vào giai đoạn ổn định thay vì giảm tốc, khi sức tăng trưởng được duy trì nhờ trao đổi thương mại với Nam Toàn cầu (nhóm các nước ở châu Phi, Mỹ Latinh và các khu vực đang phát triển thuộc châu Á).

Ông Depoux nói tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đạt gần 5% có nghĩa mức tăng GDP của nước này một năm tương đương với GDP của Hà Lan và trong 5 năm tương đương với GDP của Đức.

Ông Depoux nhận định kinh tế Trung Quốc trên đà phát triển ổn định, nhờ đầu tư và thương mại với Nam Toàn cầu tăng trưởng nhanh.

Tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc với gần như mọi quốc gia thuộc nhóm Nam Toàn cầu đạt mức hai con số.

Theo ông Depoux, kinh tế Trung Quốc sẽ ít phụ thuộc hơn vào việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Mỹ hay Nhật Bản, nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào các nước khác ở châu Á, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ và Nga.

Dòng chảy đầu tư từ Trung Quốc vào Đông Nam Á đang tăng trưởng mạnh. Một nguyên nhân là các công ty Trung Quốc đặt hoạt động sản xuất ở nước ngoài để tiếp cận các thị trường mới hoặc tranh thủ chi phí nhân công thấp.

Trung Quốc cũng đang nổi lên là một nguồn đổi mới về công nghệ.

Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc cũng đối mặt với những rủi ro. Ông Depoux đề cập đến sự phục hồi chậm của thị trường bất động sản cũng như tiêu dùng yếu, do những lo ngại về tình trạng xã hội già hóa./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.