Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới dự lễ kỷ niệm.
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910. Ông là một tên tuổi lớn của vănhọc Việt Nam hiện đại, là hình ảnh một nhà văn bậc thầy, một nhân cách văn hóamẫu mực. Nhà văn đã cống hiến cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn học đồsộ…
Xuất hiện trên văn đàn vào cuối thập niên 30 và đầu 40 của thế kỷ trước,Nguyễn Tuân đã khẳng định tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như thâu tóm vàkết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết,đó là “Vang bóng một thời”…
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nhà văn Nguyễn Tuân tham giacách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.Trong giai đoạn 1948-1958, nhà văn Nguyễn Tuân là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ ViệtNam. Các tác phẩm chính sau cách mạng của ông là tập bút ký “Sông Đà” (1965), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972)…
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trungương, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Phùng HữuPhú nhấn mạnh Nguyễn Tuân là một nhà văn bậc thầy, yêu nghề, một danh nhân vănhóa của Hà Nội.
Nhà văn cũng là một chiến sĩ tràn đầy nhiệt huyết, giàu lòng yêu nước. Đitheo Đảng từ sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia đoàn quân văn nghệ sĩ trongcuộc kháng chiến, có mặt trong đoàn quân Nam tiến…
Ghi nhớ công lao, đóng góp to lớn của nhà văn Nguyễn Tuân đối với sựnghiệp phát triển văn học Việt Nam, giáo sư-tiến sĩ Phùng Hữu Phú khẳng địnhcuộc đời gắn trọn với văn hóa, văn học cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân đã giúplàm phong phú, giàu có thêm nền văn học Việt Nam hiện đại…
Ông là một trong những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, vănnghệ. Ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa nhữngcảm nhận tinh tế, những rung cảm về vẻ đẹp từng con người, mỗi góc phố, cửa ô HàNội vào văn học.
Các tác phẩm của ông là những tư liệu quý, những thước phimsống động và chân thực phản ánh chiều sâu văn hóa của đất Hà thành./.