Lào Cai: Khai mạc Lễ hội mùa Đông "Vũ điệu cao nguyên trắng" Bắc Hà

Trong 3 ngày diễn ra Lễ hội mùa Đông Bắc Hà (từ ngày 10-12/12), du khách được thưởng thức các màn trình diễn đua ngựa độc đáo; tham quan Hội thi ẩm thực và khu trưng bày Di sản phi vật thể Quốc gia.
Lào Cai: Khai mạc Lễ hội mùa Đông "Vũ điệu cao nguyên trắng" Bắc Hà ảnh 1Biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại lễ khai mạc. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Tối 11/12, đông đảo người dân và du khách có mặt tại Dinh Hoàng A Tưởng, trung tâm thị trấn Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) để tham gia khai mạc Lễ hội mùa Đông năm 2021 với chủ đề "Vũ điệu cao nguyên trắng."

Các biện pháp phòng dịch COVID-19 được áp dụng nghiêm túc tại lễ hội.

Lễ hội nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch của Bắc Hà với các tỉnh, thành phố trong cả nước; từng bước phục hồi thị trường khách du lịch nội địa, khôi phục lại ngành du lịch, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ trong bối cảnh dịch COVID-19, giảm bớt thiệt hại, tác động tiêu cực cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đảm bảo “mục tiêu kép,” vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Lễ hội mùa Đông Bắc Hà năm 2021 diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 10-12/12) với nhiều hoạt động ý nghĩa, mang đậm bản sắc. Tại đây, du khách được thưởng thức các màn trình diễn đua ngựa độc đáo; tham quan Hội thi ẩm thực và khu trưng bày Di sản phi vật thể cấp Quốc gia...

Cùng với đó, du khách có cơ hội tham gia nhiều hoạt động và trải nghiệm thú vị tại lễ hội ẩm thực “Mâm cơm Bắc Hà;” Lễ hội hoa hồng...”

[Lào Cai có thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia]

Đây là các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc nhằm kích cầu và thu hút khách du lịch đến với Bắc Hà, góp phần giữ gìn, khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao truyền thống, ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc các xã, thị trấn sau thời gian địa phương này chịu nhiều tác động do dịch COVID-19.

Đặc biệt, ngay trong ngày khai hội, rất đông du khách đã thích thú đón xem màn trình diễn các nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân tài hoa của địa phương.

Người Mông ở vùng cao Bắc Hà từ lâu đã được biết đến với nghề truyền thống dệt may, thêu thùa, chạm bạc... với các công đoạn làm thủ công rất tỉ mỉ, tạo ra những bộ trang phục, trang sức tinh xảo, đẹp đẽ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Các sản phẩm này có sức hấp dẫn rất lớn, thu hút du khách khi muốn đi sâu tìm hiểu nét đẹp văn hóa vùng đất cao nguyên trắng Bắc Hà.

Nhân dịp này, Bắc Hà long trọng tổ chức Lễ công bố di sản cấp Quốc gia đối với 2 di sản "Lễ hội đua ngựa và "Trang trí hoa văn trên trang phục người Mông hoa Bắc Hà,” đồng thời công bố "Quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Đồn Bắc Hà.”

Phát biểu khai mạc lễ hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Hà Hoàng Văn Khoa, Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội, nhấn mạnh, đây là dịp quảng bá các sản phẩm du lịch mới và giữ gìn, bảo tồn, phát triển các di sản vật thể và phi vật thể của nhân dân các dân tộc huyện Bắc Hà đến với du khách trong và ngoài huyện được thể hiện thông qua chuỗi sự kiện của lễ hội./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.