Liên minh châu Âu tăng cường mua khí đốt hóa lỏng LNG từ Nga

Tổng cộng, các nước EU mua 22 triệu m3 LNG trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2023, tức là nhiều hơn 7 triệu m3 so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 52% xuất khẩu của Nga.
Liên minh châu Âu tăng cường mua khí đốt hóa lỏng LNG từ Nga ảnh 1Nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng gần Korsakov, thuộc đảo Sakhalin, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong một tuyên bố mới đây, tổ chức phi chính phủ Global Witness cho biết nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu từ Nga đã tăng 40% kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Theo tổ chức này, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) hiện đang mua LNG của Nga nhiều hơn so với trước khi xảy ra xung đột, trong đó Tây Ban Nha và Bỉ là những quốc gia mua nhiều nhất sau Trung Quốc.

Tổng cộng, các nước EU mua 22 triệu m3 LNG trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2023, tức là nhiều hơn 7 triệu m3 so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 52% xuất khẩu của Nga.

[Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Tây Ban Nha]

Global Witness dự báo lượng mua LNG của EU vào năm 2023 sẽ lên tới 5,29 tỷ euro (5,74 tỷ USD). Đây sẽ là mức tăng lớn hơn mức tăng trung bình thế giới trong nhập khẩu LNG của Nga, lên tới 6%.

Theo tổ chức phi chính phủ này, TotalEnergies sẽ là khách hàng LNG lớn nhất ở Nga với gần 4,2 triệu m3 LNG kể từ đầu năm.

Trong số khách hàng, Trung Quốc dẫn đầu khi mua 20% LNG của Nga. Tây Ban Nha hiện là khách hàng mua LNG lớn thứ hai của Nga trên thế giới, theo sau là Bỉ.

Trong giai đoạn từ tháng 1-7/2023, Tây Ban Nha chiếm 18% tổng doanh số của Nga, trong khi Bỉ chiếm 17%. Cùng kỳ năm 2021, Tây Ban Nha xếp thứ 5, Bỉ đứng thứ 7.

Hơn nữa, Gazprom công bố số liệu doanh số bán khí đốt giảm mạnh. Trong sáu tháng đầu năm 2023, lợi nhuận ròng giảm xuống 296 tỷ ruble (2,84 tỷ euro), so với 2.500 tỷ ruble (24,04 tỷ euro) trong cùng kỳ năm 2022.

Phó Giám đốc Gazprom Famil Sadygov cho biết sự sụt giảm xuất khẩu sang châu Âu đã được bù đắp một phần bằng sự gia tăng giao hàng sang Trung Quốc, điều này sẽ tiếp tục tăng theo các nghĩa vụ hợp đồng ký kết. Nguyên nhân khiến lợi nhuận nửa năm của Gazprom giảm là do đồng ruble yếu đi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.