Lo ngại về cuộc chiến thương mại tiếp tục gây sức ép lên giá dầu

Trong phiên ngày 30/7 trên thị trường châu Á, giá hai loại dầu chủ chốt là dầu Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều tăng, song mức tăng không nhiều.
Lo ngại về cuộc chiến thương mại tiếp tục gây sức ép lên giá dầu ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Trong phiên ngày 30/7 trên thị trường châu Á, giá hai loại dầu chủ chốt là dầu Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều tăng, song mức tăng không nhiều do ảnh hưởng của những bất đồng thương mại gây áp lực lên các thị trường.

Tại thị trường Tokyo, lúc 13 giờ 38 phút (giờ Việt Nam), giá dầu Brent tăng 13 xu Mỹ (0,2%) lên 74,42 USD/thùng. Loại dầu này đã tăng 1,7% trong tuần trước, tuần tăng đầu tiên trong bốn tuần. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 31 xu Mỹ (0,5%) lên 69 USD/thùng. Loại dầu này đã giảm 1,3% trong phiên ngày 27/7.

Kinh tế Mỹ trong quý 2 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong gần bốn năm qua. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn hiện hữu, dù cho tình trạng tương tự giữa Mỹ và châu Âu đã dịu xuống.

Stephen Innes, người đứng đầu bộ phận giao dịch của công ty môi giới OANDA (Singapore), cho hay những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục gây sức ép lên giá dầu, trong khi đó việc Saudi Arabia tạm ngừng vận chuyển “vàng đen” qua Biển Đỏ dường như không mấy hỗ trợ cho giá dầu.

[Giá dầu trên thị trường thế giới tăng phiên thứ ba liên tiếp]

Tuần trước, Saudi Arabia thông báo tạm ngừng vận chuyển dầu thông qua tuyến hàng hải Bab al-Mandeb trên Biển Đỏ, một trong những tuyến trung chuyển dầu quan trọng nhất của thế giới, sau khi phiến quân Houthi của Yemen tấn công hai tàu tại dây.

Ngoài ra, các công ty năng lượng Mỹ đã bổ sung thêm ba giàn khoan dầu trong tuần kết thúc ngày 27/7, lần đầu tiên trong ba tuần qua các giàn khoan tăng công suất hoạt động./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.