Malaysia ghi nhận mức lạm phát tăng mạnh trong tháng 6

Tỷ lệ lạm phát của Malaysia, được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng 3,4% trong tháng 6 so với một năm trước, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao.
Malaysia ghi nhận mức lạm phát tăng mạnh trong tháng 6 ảnh 1Kiểm tiền ringgit của Malaysia tại một quầy giao dịch tiền tệ ở Kuala Lumpur. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Tỷ lệ lạm phát của Malaysia, được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng 3,4% trong tháng 6 so với một năm trước, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao.

Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur ngày 22/7 dẫn số liệu mới nhất của Cục Thống kê Malaysia (DOSM) cho biết mức tăng trên đã vượt quá mức lạm phát trung bình 1,9% tại Malaysia trong giai đoạn từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2022.

Theo DOSM, chỉ số giá lương thực tăng 6,1% và vẫn là yếu tố chính góp phần khiến lạm phát tăng trong tháng 6. Ngoại trừ truyền thông, các nhóm khác cũng ghi nhận mức tăng.

[RCEP: Malaysia muốn thúc đẩy chương trình nghị sự kinh tế]

Giao thông vận tải tăng 5,4%, tiếp theo là nhà hàng và khách sạn (5%), đồ đạc, thiết bị gia dụng và bảo trì hộ gia đình thường xuyên (3,4%), hàng hóa và dịch vụ tạp hóa (2,2%), dịch vụ giải trí và văn hóa (2,2% ).

Trong quý 2, lạm phát đã tăng 2,8% so với một năm trước. Tính trên cơ sở hàng quý, lạm phát tăng 1,1% so với mức 0,9% trong quý đầu tiên của năm 2022.

Trong khi đó, lạm phát từ tháng 1 đến tháng 6 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trên cơ sở hằng tháng, lạm phát của Malaysia tăng 0,6% so với tháng 5. Lạm phát lõi cũng ghi nhận mức tăng 3% trong tháng 6 so với một năm trước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.