Mỹ muốn đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp năng lượng với Mexico

Trước đó, ngày 20/7, Washington đã yêu cầu Mexico mở cuộc tham vấn, với lập luận rằng các chính sách năng lượng của chính quyền Tổng thống Obrador ngăn cản các công ty Mỹ tiếp cận thị trường Mexico.
Mỹ muốn đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp năng lượng với Mexico ảnh 1Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador trong chuyến thăm Washington (Mỹ), ngày 12/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador ngày 14/10 tuyên bố Mỹ đã quyết định không yêu cầu lập hội đồng giải quyết khác biệt về chính sách năng lượng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), mà thay vào đó mong muốn đạt thỏa thuận với Mexico về vấn đề này.

Phát biểu họp báo, nhà lãnh đạo Mexico cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiến triển. Mặt khác, ông López Obrador cũng xác nhận thông tin bà Luz María de la Mora - người gánh vác các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Mexico về chính sách năng lượng - rời ghế Thứ trưởng Bộ Kinh tế, song khẳng định việc này không liên quan đến các cuộc đàm phán đang diễn ra.

[Mexico: Không rút khỏi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada]

De la Mora là cái tên mới nhất rời khỏi Bộ Kinh tế Mexico sau một loạt quan chức cấp cao, trong bối cảnh tân Bộ trưởng Raquel Buenrostro đang thúc đẩy tái cơ cấu toàn diện cơ quan này.

Trước đó, ngày 20/7, Washington đã yêu cầu Mexico mở cuộc tham vấn, với lập luận rằng các chính sách năng lượng của chính quyền Tổng thống Andrés Manuel López Obrador ưu tiên cho các dự án của tập đoàn dầu khí quốc doanh Pemex và Ủy ban Điện lực Quốc gia (CFE) và ngăn cản các công ty Mỹ, bao gồm cả các nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời và điện gió, tiếp cận thị trường Mexico.

Canada cũng chia sẻ quan điểm này và đưa ra yêu cầu tương tự đối với Mexico. Thời hạn tham vấn ban đầu đã kết thúc vào ngày 3/10 vừa qua./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.