Mỹ tuyên bố đang tiến gần tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Trong hai tháng qua, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận thương mại "Giai đoạn một" mà Tổng thống Donald Trump thông báo vào tháng 10 vừa qua.
Mỹ tuyên bố đang tiến gần tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc ảnh 1Mỹ đang đến gần một thoả thuận thương mại với Trung Quốc. (Ảnh: Sky News)

Ngày 12/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đánh giá Washington đang tiến rất gần tới thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, chỉ vài ngày trước khi biện pháp áp thuế nhập khẩu mới của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump nhấn mạnh: "Đang tiến rất gần tới thỏa thuận lớn với Trung Quốc. Họ muốn điều này và chúng tôi cũng vậy!". Theo các nguồn thạo tin, dự kiến Tổng thống Trump sẽ gặp các cố vấn thương mại hàng đầu để thảo luận về thời điểm hạn chót cho việc tiến hành áp thuế.

Cho tới nay, việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt được thỏa thuận thương mại hay không vẫn còn là ẩn số. Đầu tháng 12, Tổng thống Trump cho biết Mỹ đang có các cuộc gặp và thảo luận "thuận lợi" với Trung Quốc.

[Trung Quốc-Mỹ vẫn liên lạc chặt chẽ trong vấn đề thương mại]

Trong hai tháng qua, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận thương mại "Giai đoạn một" mà ông Trump thông báo vào tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, cho đến những ngày gần đây, các cuộc thảo luận giữa giới chức thương mại của hai nước vẫn diễn ra rất căng thẳng. 

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc khó có thể thay đổi theo cầu trúc nền kinh tế theo hướng Mỹ mong muốn. Tổng thống Trump được cho là đang tìm kiếm các cam kết về việc Trung Quốc mua thêm nông sản Mỹ từ Trung Quốc, điều mà các chuyên gia tin rằng vượt quá nhu cầu của Bắc Kinh. Nếu đợt áp thuế từ ngày 15/12 có hiệu lực, gần như tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị đánh thuế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.