Nga không đạt mục tiêu cắt giảm sản lượng như cam kết với OPEC+

Sản lượng dầu và khí ngưng tụ của Nga trong tháng 7 đã tăng lên 9,37 triệu thùng dầu/ngày, trước đó, Moskva cam kết cắt giảm sản lượng xuống khoảng 8,5 triệu thùng dầu/ngày.
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một cơ sở khai thác dầu của Nga trên biển Caspi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đã không đạt mục tiêu cắt giảm sản lượng theo cam kết với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nước sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, khi sản lượng dầu và khí ngưng tụ của nước này đã tăng vượt hạn ngạch theo thỏa thuận trong tháng 7/2020.

Bắt đầu từ tháng 8/2020, thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu giữa Nga và OPEC+ sẽ hết hạn.

Theo thỏa thuận, Moskva cam kết cắt giảm sản lượng xuống khoảng 8,5 triệu thùng dầu/ngày trong giai đoạn tháng 5-7/2020 nhằm hỗ trợ giá dầu.

[Saudi Arabia và Iraq cam kết tuân thủ đầy đủ thỏa thuận OPEC+]

Tuy nhiên, hãng tin Interfax dẫn các số liệu chính thức cho hay, sản lượng dầu và khí ngưng tụ của Nga trong tháng 7/2020 đã tăng lên 9,37 triệu thùng dầu/ngày, so với mức 9,32 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 6/2020.

Tính theo tấn, sản lượng dầu và khí đốt ngưng tụ của Nga tăng từ mức 38,16 triệu tấn trong tháng 6/2020 lên 39,63 triệu tấn trong tháng 7/2020.

Nga sản xuất 700.000-800.000 thùng khí ngưng tụ/ngày. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không tính khí ngưng tụ, Nga có thể đã sản xuất khoảng 8,57-8,67 triệu thùng dầu trong tháng 7/2020.

Interfax cũng cho thấy, sản lượng khí đốt tự nhiên của Nga trong tháng 7/2020 đứng ở mức 50,33 tỷ mét khối, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 31/7), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2020 trên sàn Nymex của Mỹ đã tăng 35 xu (tương đương 0,9%) lên 40,27 USD/thùng.

Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent giao tháng 10/2020 trên sàn London tăng 27 xu (0,6%) lên 43,52 USD/thùng. Tính chung trong tháng 7/2020, dầu WTI tăng 2,6%, còn dầu Brent tiến hơn 5%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.