Nga nỗ lực giảm thiệt hại do mức giá trần dầu mỏ của phương Tây gây ra

Chính phủ Nga đang tranh luận về cách tính thuế dầu mỏ của Nga sau lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và hậu quả của việc thiếu một cơ chế thiết lập giá đáng tin cậy.
Nga nỗ lực giảm thiệt hại do mức giá trần dầu mỏ của phương Tây gây ra ảnh 1Một nhà máy lọc dầu ở ngoại ô Moskva, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga mới đây đã đưa ra dự thảo luật về mức trần chiết khấu giá dầu xuất khẩu, trong nỗ lực làm giảm thiệt hại từ việc phương Tây áp giá trần lên mặt hàng dầu nước này.

Theo dự thảo đề xuất, mức chiết khấu đối với dầu Brent được giới hạn ở mức 34 USD/thùng trong tháng 4/2023, giảm xuống còn 31 USD/thùng vào tháng 5/2023, 28 USD/thùng vào tháng 6/2023 và 25 USD/thùng vào tháng 7/2023.

[Nga thông báo sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày]

Chính phủ Nga đang tranh luận về cách tính thuế dầu mỏ của Nga sau lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) và hậu quả của việc thiếu một cơ chế thiết lập giá đáng tin cậy.

Nga đang sử dụng thước đo giá dầu Urals tại các cảng Rotterdam và Augusta của châu Âu, do hãng định giá hàng hoá Argus cung cấp, để xác định các loại thuế, như khai thác khoáng sản, xuất khẩu, tiêu thụ đặc biệt...

Tuy nhiên, giá dầu Urals thấp hơn nhiều so với dầu Brent do ảnh hưởng từ áp giá trần của phương Tây, đã làm giảm nguồn thu ngân sách của nước này.

Theo dữ liệu của hãng tin Reuters, giá dầu Urals thấp hơn khoảng 30 USD/thùng so với dầu Brent trong tháng 12/2022.

Giá dầu Urals bình quân gần 49,5 USD/thùng trong tháng 1/2023, thấp hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2022, ở mức 85,64 USD/thùng.

Chi phí vận chuyển tăng cộng với chiết khấu cao đã khiến giá dầu của Nga giảm mạnh so với năm trước.

Hãng tin Reuters cho rằng Nga có kế hoạch ấn định giá dầu thô Urals ở mức thấp hơn 20 USD/thùng so với dầu Brent. Việc này nhằm thay đổi cách tính thuế dầu sau khi nguồn  thu "vàng đen" tháng 1/2023 giảm mạnh.

Nga dựa vào thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt để tài trợ cho chi tiêu ngân sách, nhưng đã buộc phải bán dự trữ ngoại tệ bù cho thâm hụt gần 25 tỷ USD trong tháng 1/2023 do trang trải cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Ngày 10/2, Nga cho biết sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng, trong tháng 3/2023, sau khi phương Tây áp đặt trần giá dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ của nước này.

Trong khi đó, Ấn Độ, Trung Quốc trở thành khách hàng lớn mua dầu giá rẻ từ Nga, khi châu Âu từ bỏ năng lượng của Nga./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.