Ngành bán lẻ của Nam Phi chịu tổn thất kép do dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 khiến Nam Phi tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt vào cuối tháng Ba và người dân chỉ được phép đi mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết như thực phẩm, thuốc men và quần áo mùa Đông.
Một cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Johannesburg, Nam Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Johannesburg, Nam Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngành bán lẻ của Nam Phi đang phải chịu tổn thất kép từ đại dịch COVID-19 do các cửa hàng phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa và sức mua của các hộ gia đình giảm mạnh.

Nam Phi, nền kinh tế công nghiệp hóa nhất tại châu Phi, tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt vào cuối tháng Ba, và người dân chỉ được phép đi mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết, như thực phẩm, thuốc men và quần áo mùa Đông.

Ngoài ra, Nam Phi cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Phi bởi đại dịch COVID-19, với hơn 600.000 ca mắc và hơn 2.500 ca tử vong.

Các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch dần được nới lỏng kể từ tháng Sáu. Kinh doanh thuốc lá và rượu được phép nối lại hoạt động trong tuần qua, và nhìn chung hoạt động kinh doanh gần như trở lại bình thường.

[WHO kêu gọi các nước châu Phi cẩn trọng trước khi mở cửa trường học]

Tuy nhiên, các nhà bán lẻ Nam Phi đang quay cuồng với những tác động kinh tế của những tháng hạn chế phong tỏa.

Mới đây, nhà phân phối hàng tiêu dùng hàng đầu ở Nam Phi Massmart vốn do hãng Walmart của Mỹ nắm cổ phần đa số cho biết họ dự kiến khoản lỗ trong nửa đầu năm nay sẽ tăng 42% do lệnh phong tỏa trên toàn quốc.

Massmart vốn đã gặp khó khăn ngay trước khi đại dịch bùng phát, với việc đóng cửa chuỗi 23 cửa hàng bán lẻ đồ điện tử và 11 cửa hàng bán buôn ngay trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực.

Casperus Treurnicht, Trưởng nhóm quản lý danh mục đầu tư tại Gryphon Asset Management, cho biết các nhà bán lẻ vốn đã gặp phải khó khăn do nền kinh tế suy giảm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Nam Phi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.