Ngành dầu mỏ Mỹ nguy cơ "chới với" vì cuộc chiến thương mại

Giới chuyên gia nhận định chiến tranh thương mại khiến ngành dầu mỏ của Mỹ chới với, trong khi Trung Quốc có thể chuyển sang mua dầu của Iran, khiến lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran gặp trở ngại.
Ngành dầu mỏ Mỹ nguy cơ "chới với" vì cuộc chiến thương mại ảnh 1Công nhân làm việc tại cơ sở khai thác dầu. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Đài TNHK, giới chuyên gia nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ khiến ngành công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ đang bùng nổ của Mỹ rơi vào tình cảnh chới với, trong khi Bắc Kinh có thể chuyển sang mua dầu của Iran, khiến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này gặp trở ngại.

Xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng hơn bốn lần kể từ khi Quốc hội Mỹ cuối năm 2015 rút lại một lệnh cấm kéo dài 40 năm. Mức tăng trưởng thần tốc của ngành này đã đưa sản lượng dầu của Mỹ lên mức cao kỷ lục và dẫn tới việc xây dựng những cơ sở xuất khẩu khổng lồ. Tuy nhiên, mặt hàng xuất khẩu này của Mỹ đang gặp họa.

[Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Washington tăng đòn, đợi "quả"]

Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Mỹ, sau Canada. Bắc Kinh đã đe dọa áp thuế lên dầu thô của Mỹ để trả đũa các biện pháp đánh thuế của Tổng thống Donald Trump lên hàng hóa Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc áp thuế, xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ chùn lại, giá dầu nội địa của Mỹ sẽ bị tổn thương và hoạt động của ngành công nghiệp năng lượng sẽ bị chậm lại.

Hãng CNN dẫn lời ông Dan Eberhart, giám đốc điều hành của công ty dịch vụ dầu khí Canary LLC với 400 công nhân, nói: “Thuế quan là một trò chơi nguy hiểm vốn có thể dễ dàng vượt ra khỏi tầm kiểm soát."

Ông Eberhart dự báo các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc sẽ tác động xấu đến công ty của ông và những công ty dầu khí khác vốn dựa vào các hoạt động khoan dầu để tăng trưởng.

Trong khi đó, ông Abudi Zein, Tổng giám đốc công ty nghiên cứu ClipperData, cho rằng Trung Quốc sẽ đánh thuế tất cả hàng hóa nhập từ Mỹ, trong đó có dầu thô./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.