Báo Thế giới của Đức vừa có bài viết tố cáo chiêu trò mới nhất của Trung Quốc nhằm từng bước độc chiếm Biển Đông, đó là âm thầm tiến hành xây đảo nhân tạo nhằm củng cố cho tuyên bố chủ quyền của mình.
Vietnam+ xin được giới thiệu nội dung cơ bản của bài viết.
Trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Bắc Kinh triển khai chính sách đối ngoại mới bằng cách sử dụng cát, ximăng và thép: Với việc xây dựng các đảo nhân tạo làm cơ sở mới, Trung Quốc muốn chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình đối với tất cả các vùng lãnh thổ biển và hải đảo trong một yêu sách chủ quyền biển mà Bắc Kinh tự đặt ra trên Biển Đông.
Động thái mới này chỉ là một phần trong chiến lược toàn diện không chỉ gói gọn trong khu vực của Trung Quốc. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn trong những tuần qua, khi Trung Quốc đồng thời khiêu khích cả Việt Nam và Philippines tại các khu vực ở Biển Đông, trong khi những xung đột với Nhật Bản về các nhóm đảo trên biển Hoa Đông cũng tiếp tục thêm căng thẳng.
Đầu tháng Năm, với việc hạ đặt giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam, Trung Quốc đặt Việt Nam vào một việc đã rồi và điều này đã gây ra một phản ứng dây chuyền đáng ngại. Kết cục của việc này là nổ ra các cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất phản đối Trung Quốc tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.
Nguồn gốc của sự leo thang chính là do lực lượng hải quân Trung Quốc đã đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hiện đại nhất và lớn nhất của nước này ở vị trí cách bờ biển Việt Nam từ 133-156 hải lý mà không hề báo hoặc thỏa thuận trước.
Trong khi đó, Bắc Kinh bỏ ngoài tai mọi sự phản đối của Việt Nam, biện luận rằng giàn khoan này hoạt động trong vùng biển chỉ cách lãnh thổ của họ 17 hải lý.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam không làm thay đổi tình hình xung đột trong khu vực Biển Đông. Bắc Kinh tiếp tục cho giàn khoan dầu vận hành theo kế hoạch, đồng thời công bố kế hoạch đòi chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quyền khai thác trên biển lên Liên hợp quốc.
Phó Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc Vương Dân đã trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại New York một tài liệu về hoạt động của giàn khoan dầu và quyền sở hữu của Trung Quốc đối với quần đảo "Tây Sa" dưới tiêu đề "Hành động khiêu khích của Việt Nam và quan điểm của Trung Quốc."
Bắc Kinh dường như đã bước ra cái bóng của mình, khi trình Liên hợp quốc các yêu sách của nước này trong tranh chấp với Việt Nam. Trước nay, Chính phủ Trung Quốc đều từ chối bất kỳ hình thức quốc tế hóa xung đột lãnh thổ, cho dù đó là với các nước láng giềng hay các yêu sách liên quan tới quần đảo Hoàng Sa hay quần đảo Trường Sa vốn cách Trung Quốc trên 1.000km trên Biển Đông.
Ngay trước đó, hãng tin Tân Hoa khẳng định Trung Quốc không cho phép bất kỳ sự can dự bên ngoài nào vào các tranh chấp lãnh thổ của nước này.
Không chỉ tranh chấp với Việt Nam, Trung Quốc còn có tranh chấp với Philippines. Manila đã đề nghị Tòa án quốc tế ở La Haye (Hà Lan) theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) đứng ra làm trung gian phân xử và tòa này sẽ quyết định về tuyên bố của Bắc Kinh đối với quần đảo Trường Sa, và đặc biệt là bãi cạn Scarborough mà Philippines tuyên bố thuộc chủ quyền nước này.
Tòa án ở La Hay yêu cầu Chính phủ Trung Quốc cung cấp chứng cứ về yêu cầu sách của nước này trên Biển Đông cho đến ngày 15/12. Trọng tâm của yêu sách này là "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra từ giữa những năm 40 của thế kỷ trước, bao gồm một khu vực rộng tới 2,1 triệu km2 ở Biển Đông, để đòi chủ quyền.
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc không có ý định chuyển cho tòa án ở La Haye bất kỳ bằng chứng nào. Bắc Kinh cho rằng tòa án này không có thẩm quyền đối với các tranh chấp hàng hải hoặc lãnh hải.
Mặc dù Trung Quốc là một bên ký kết UNCLOS, nhưng năm 2006 nước này đã bảo lưu điểm bổ sung Điều 298, đó là từ chối phân xử của trọng tài trong trường hợp có tranh chấp. Do đó, Trung Quốc yêu cầu tòa án ở La Haye phải từ chối đơn của Philippines, cho rằng "điều đó giống một trò hề chính trị hơn là một hành động pháp lý."
Trong khi Trung Quốc ngăn chặn Manila tìm kiếm giải pháp pháp lý và đẩy Hà Nội vào thế phòng thủ, nước này lại sử dụng tàu để vận tải ximăng và thép vào vùng Biển Đông để mở rộng đảo, các bãi đá ngầm và san hô.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Trung Quốc, các chuyên gia hải quân nước này đã khẳng định Bắc Kinh có ý định xây dựng đảo nhân tạo.
Chính phủ Philippines gần đây cho biết, họ nghi ngờ Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ quân sự trên bãi Nam Johnson, trong khi trên bãi Gaven và Cuateron cũng theo dõi được những hoạt động tương tự.
Trong khi đó, khi xảy ra vụ máy bay Boeing MH-370 mất tích và các cuộc tìm kiếm sâu vào vùng Biển Đông ở khu vực Malaysia, quân đội Trung Quốc lại phàn nàn rằng vùng biển này là ngoài tầm của việc triển khai nhanh chóng hoạt động của máy bay của Trung Quốc.
Theo nước này, xây dựng căn cứ hải quân, các căn cứ và đường băng trên biển là rất cần thiết. Rõ ràng, Bắc Kinh đang cố gắng để làm điều đó./.
Tin cùng chuyên mục
Mỹ-Hàn khởi động cuộc tập trận chung trên không quy mô lớn
Cuộc tập trận Freedom Flag kéo dài 12 ngày, diễn ra tại nhiều căn cứ không quân ở Hàn Quốc, huy động khoảng 110 máy bay của Không quân Hàn Quốc và Mỹ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ngắn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Thủ tướng đề nghị hai bên ưu tiên đẩy nhanh triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Việt Nam với Trung Quốc (Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng).
Những khác biệt của HarmonyOS Next - hệ điều hành mới của Huawei
HarmonyOS Next trang bị kiến trúc hệ thống mới, dùng nhân microkernel tự phát triển có tên Hongmeng Kernel, có nghĩa các ứng dụng Android sẽ không thể chạy trên thiết bị chạy HarmonyOS Next.
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
Tại cuộc gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu bật tầm quan trọng của việc tăng cường liên lạc, đối thoại và hợp tác giữa hai nước.
Hàn Quốc xúc tiến kế hoạch phóng vệ tinh do thám quân sự thứ 3
Vụ phóng sẽ diễn ra như một phần trong kế hoạch của Hàn Quốc nhằm mua 5 vệ tinh do thám vào năm 2025 nhằm tăng cường khả năng giám sát bằng một nền tảng trên không gian.
Khai trương đường bay Đà Nẵng đến Ahmedabad của Ấn Độ
Giờ cất cánh tại Đà Nẵng là 19 giờ 10 đến Ahmedabad lúc 23 giờ 25 phút vào thứ Tư, thứ Bảy và từ Ahmedabad cất cánh lúc 0 giờ 25 đến Đà Nẵng lúc 6 giờ 55 phút vào thứ Năm và Chủ nhật.
Hàn Quốc: Nắng nóng bất thường đe dọa nguồn cung cải thảo làm kim chi
Năm nay, nhiệt độ cao bất thường gây quan ngại về việc làm gián đoạn nguồn cung cải thảo và củ cải, khiến chính phủ phải nâng lượng cải thảo cung cấp ra thị trường thêm 10% so với năm 2023.
Trung Quốc: 6 người mắc kẹt trong vụ sập mỏ than ở miền Bắc
Lực lượng cứu hộ đã đến hiện trường để giải cứu những người thợ mỏ gặp nạn tại mỏ than thuộc công ty Qianjiaying, công ty con thuộc Tập đoàn khai thác than Kailuan do nhà nước sở hữu tại tỉnh Hà Bắc.
Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, mở rộng phủ sóng mạng 5G
Tại Trung Quốc, các ứng dụng công nghệ 5G đã được tích hợp vào 76 hạng mục kinh tế quốc gia từ năng lượng thông minh, chăm sóc y tế thông minh đến bảo tồn nước thông minh, nông nghiệp thông minh.
Trung Quốc sắp phát hành đợt trái phiếu trị giá 5 tỷ nhân dân tệ
Đợt phát hành trái phiếu mới sẽ góp phần tối ưu hóa cơ sở hạ tầng thị trường trái phiếu Macau (Trung Quốc), mở rộng hơn nữa phạm vi nhà đầu tư và đẩy nhanh kết nối với thị trường quốc tế.
Chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy việc thông qua đạo luật về trí tuệ nhân tạo
Thủ tướng Han Duck Soo cho biết Chính phủ Hàn Quốc sẽ tập trung đầu tư để hỗ trợ nghiên cứu phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng AI, đồng thời bồi dưỡng các chuyên gia thuộc lĩnh vực này.
Chính quyền Seoul tăng cường kiểm soát đám đông dịp lễ Halloween
Chính quyền Seoul đã lập ra một khoảng thời gian đặc biệt, được gọi là "giai đoạn quản lý an toàn đám đông nhân dịp Halloween" kéo dài từ ngày 27/10 đến hết ngày 3/11.
NATO điều tra thông tin về việc Triều Tiên điều quân tới Nga
NATO đang chờ đợi các chuyên gia Hàn Quốc tới cung cấp thông tin về việc Triều Tiên được cho là đã điều 12.000 binh sỹ sang hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột Ukraine.
Trung Quốc-Nga cam kết mở rộng hợp tác chiến lược toàn diện
Trung Quốc và Nga cam kết tăng cường phối hợp chiến lược toàn diện, đặc biệt trong khuôn khổ các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra năng lực của các căn cứ tên lửa chiến lược
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thị sát các căn cứ tên lửa chiến lược, kêu gọi lực lượng tên lửa nước này duy trì tư thế phản kích để ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng.
Video Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga dự BRICS
Nước chủ nhà Nga đã điều chiến đấu cơ hộ tống chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc tới Kazan dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS.
Lãnh đạo Triều Tiên thị sát các căn cứ tên lửa chiến lược
Trong chuyến thị sát, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã kiểm tra năng lực sẵn sàng hành động răn đe chiến lược liên quan trực tiếp đến an ninh nhà nước.
Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.
Trung Quốc thiệt hại tới hơn 32 tỷ USD trong quý 3 do thiên tai
Con số thiệt hại cho thấy Trung Quốc ngày càng đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan do Biến đổi Khí hậu, qua đó làm gia tăng tổn thất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các địa phương Hàn Quốc là đối tác quan trọng và uy tín của Thủ đô Hà Nội
Với Hà Nội, Hàn Quốc là một trong những đối tác truyền thống và quan trọng, có nhiều kết quả hợp tác nổi bật về kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa, giáo dục, môi trường, giao lưu nhân dân.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Nhật Bản phối hợp tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy triển khai ODA thế hệ mới, tiến tới miễn thủ tục nhập cảnh cho công dân Việt Nam.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định Đảng, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Video Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Kazan dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS
Theo dự kiến, ông Narendra Modi sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin, nhằm tăng cường mối quan hệ chiến lược đặc biệt giữa Ấn Độ và Nga./
Australia chi hơn 4,5 tỷ USD mua tên lửa tiên tiến của Mỹ
Australia sẽ mua tên lửa SM-6 trang bị cho tàu, có thể tấn công máy bay và tên lửa hành trình; tên lửa tầm trung SM-2 Block III C có khả năng tự tìm mục tiêu.
Yonhap: Hàn Quốc cân nhắc gửi quân tới Ukraine giám sát binh sỹ Triều Tiên
Nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc tiết lộ nước này đang cân nhắc cử nhân sự đến Ukraine để theo dõi chiến thuật và năng lực chiến đấu của lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên triển khai tới hỗ trợ Nga.
Cận cảnh dàn tàu chiến "khủng" tham gia tập trận IMEX 2024
Nga và Oman đã điều các đội tàu chiến tham gia cuộc tập trận chung IMEX 2024, cùng với lực lượng hải quân Iran, diễn tập nhiều kịch bản khác nhau, từ dập lửa, tìm kiếm cứu nạn.
Triều Tiên chính thức lên tiếng về tin đưa 11.000 quân hỗ trợ Nga tại Ukraine
Một đại diện của Triều Tiên tại Liên hợp quốc đã đưa ra bình luận nhằm phản ứng trước cáo buộc của phái viên Ukraine rằng Bình Nhưỡng có kế hoạch sớm gửi 11.000 quân chính quy để hỗ trợ Nga.
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc 2024 tại tỉnh Gyeonggi
Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc 2024 là chương trình mang nhiều giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lan tỏa các giá trị tốt đẹp về văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc.
Nhật Bản thử nghiệm hạ cánh máy bay F-35B trên tàu khu trục Kaga
Cuộc thử nghiệm hạ cánh máy bay F-35B MSDF theo phương thẳng đứng thực hiện vào khoảng 3 giờ chiều theo giờ địa phương ngày 20/10 với sự hỗ trợ và hợp tác của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí về hoạt động tuần tra biên giới
Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Vikram Misri nói với báo giới rằng các nhà đàm phán ngoại giao và quân sự của Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức một số vòng đàm phán trong vài tuần qua.