Nhật Bản công bố Sách Trắng về kinh tế và thương mại quốc tế

Sách Trắng cho rằng Nhật Bản cần phải đa dạng hóa các nhà cung cấp cũng như hợp tác với các nước khác, trong đó có Mỹ, để bảo vệ chuỗi cung ứng như một cách để cải thiện an ninh kinh tế.
Nhật Bản công bố Sách Trắng về kinh tế và thương mại quốc tế ảnh 1Sách Trắng cho rằng Nhật Bản cần phải đa dạng hóa các nhà cung cấp cũng như hợp tác với các nước khác, trong đó có Mỹ, để cải thiện an ninh kinh tế. (Nguồn: mtviewmirror.com)

Ngày 29/6, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đã công bố Sách Trắng về Kinh tế và Thương mại quốc tế năm 2021.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong Sách Trắng, METI cho rằng Nhật Bản cần phải đa dạng hóa các nhà cung cấp cũng như hợp tác với các nước khác, trong đó có Mỹ, để bảo vệ chuỗi cung ứng như một cách để cải thiện an ninh kinh tế trong bối cảnh canh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.

Bên cạnh đó, Sách Trắng nhấn mạnh Nhật Bản cần phải tiến hành các biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn việc rò rỉ các công nghệ nhạy cảm.

Theo Sách Trắng, đại dịch COVID-19 cho thấy đặc tính dễ bị tổn thương của các chuỗi cung ứng, thể hiện rõ nhất ở tình trạng gián đoạn nguồn cung các mặt hàng y tế, do đó các quốc gia phải củng cố an ninh kinh tế.

[Triển vọng ảm đạm của các trung tâm thương mại Nhật Bản]

Ngoài ra, METI nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như đầu tư vốn vào các công nghệ có tầm quan trọng chiến lược nhằm tăng cường sản xuất trong nước và đảm bảo lợi thế cạnh tranh.

METI cho biết, để giảm sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài, đầu tháng Sáu này, nội các Nhật Bản đã thông qua một chiến lược tăng trưởng để đẩy mạnh phát triển trong nước cũng như sản xuất các chất bán dẫn trong bối cảnh khủng hoảng mặt hàng chip toàn cầu.

Sách Trắng nhận định, trong số các thách thức quốc tế, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là các động thái bảo hộ như việc tăng thuế có thể trở nên phổ biến cũng như việc các nước trợ cấp cho các ngành có thể ảnh hưởng tới sự cạnh tranh.

Những vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua việc xây dựng các quy tắc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và sự hợp tác chiến lược giữa khu vực công và tư./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.