Nhật Bản đánh thuế khẩn cấp đối với thịt bò đông lạnh nhập từ Mỹ

Chính phủ Nhật Bản cho biết từ tháng 8 năm nay, nước này sẽ áp thuế khẩn cấp đối với thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ do hoạt động nhập khẩu mặt hàng này vượt ngưỡng cho phép.
Nhật Bản đánh thuế khẩn cấp đối với thịt bò đông lạnh nhập từ Mỹ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: CNN)

Chính phủ Nhật Bản ngày 28/7 cho biết từ tháng 8 tới, nước này sẽ áp thuế khẩn cấp đối với thịt bò đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ và các khu vực khác do hoạt động nhập khẩu mặt hàng này vượt ngưỡng cho phép. 

Theo đó, Nhật Bản sẽ tăng thuế đối với thịt bò đông lạnh Mỹ từ mức 38,5% hiện nay lên 50% từ tháng 8 năm nay đến tháng 3/2018. Đây là lần đầu tiên trong vòng 14 năm qua, Nhật Bản áp dụng biện pháp khẩn cấp này đối với thịt bò nhập khẩu từ Mỹ.

Thịt bò đông lạnh nhập khẩu phần lớn được Nhật Bản dùng để chế biến thức ăn nhanh như xúc xích....

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhật Bản được phép tự động áp đặt thuế bảo hộ khi hoạt động nhập khẩu mặt hàng này theo quý tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. 

Trong khi đó, các số liệu thương mại của Nhật Bản công bố sáng 28/7 cho thấy nhập khẩu thịt bò đông lạnh từ Mỹ từ tháng 4 đến tháng 6 đã vượt ngưỡng 17% chủ yếu là do sản lượng thịt bò của Mỹ phục hồi và giá giảm do tác động của nạn hạn hán tại nước này.

[Ngành công nghiệp thịt bò Australia thu lợi lớn nhờ Trung Quốc]

Mỹ là nước cung cấp thịt bò đông lạnh lớn thứ hai của Nhật Bản, sau Australia. Cả hai nước này chiếm 90% tổng nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản. Trong khi đó, thịt bò nhập từ Australia được miễn thuế khẩn cấp theo một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Australia.

Việc Nhật Bản tăng thuế đối với thịt bò đông lạnh Mỹ có thể gây gây căng thẳng trong quan hệ song phương vào thời điểm Washington đang kêu gọi Tokyo mở cửa thị trường nông nghiệp và áp dụng các biện pháp "thương mại công bằng" với Mỹ, nước hiện vẫn tiếp tục bị thâm hụt thương mại với Nhật Bản./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.