Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ toạ lạc tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ toạ lạc tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Bảo tàng được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo tàng có năm khu trưng bày với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề: Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ; Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ; Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ; Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ ngày nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bảo tàng có năm khu trưng bày với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề: Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ; Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ; Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ; Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ; Điện Biên Phủ ngày nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lựa chọn Bảo tàng là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm quan lịch sử sẽ giúp du khách có hiểu biết toàn cảnh hơn và hiểu sâu hơn ý nghĩa của những địa điểm lịch sử tiếp theo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lựa chọn Bảo tàng là điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm quan lịch sử sẽ giúp du khách có hiểu biết toàn cảnh hơn và hiểu sâu hơn ý nghĩa của những địa điểm lịch sử tiếp theo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Du khách sẽ mất khoảng nửa ngày để khám phá không gian bên trong bảo tàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Du khách sẽ mất khoảng nửa ngày để khám phá không gian bên trong bảo tàng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một điểm nhấn là khi du khách đến thăm Bảo tàng là được chiêm ngưỡng bức tranh panorama lớn nhất thế giới "Trận chiến Điện Biên Phủ." Bức tranh thể hiện tất cả giai đoạn của Chiến dịch Điện Biên Phủ một cách sinh động và hấp dẫn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một điểm nhấn là khi du khách đến thăm Bảo tàng là được chiêm ngưỡng bức tranh panorama lớn nhất thế giới "Trận chiến Điện Biên Phủ." Bức tranh thể hiện tất cả giai đoạn của Chiến dịch Điện Biên Phủ một cách sinh động và hấp dẫn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nằm ở vị trí trung tâm thành phố, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ nằm ở vị trí trung tâm thành phố, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là nhóm tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trước đến nay. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6m và gồm 12 thớt, trong đó có những thớt nặng 40 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ là nhóm tượng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam từ trước đến nay. Tượng có chiều cao 12,6m được đúc bằng 217 tấn đồng, dựng trên bệ cao 3,6m và gồm 12 thớt, trong đó có những thớt nặng 40 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên. Đây cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua mỗi khi du khách đến Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên. Đây cũng là điểm dừng chân không thể bỏ qua mỗi khi du khách đến Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi A1 nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được coi là "yết hầu" bảo vệ phân khu trung tâm, trực tiếp bảo vệ căn hầm của tướng De Catries. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi A1 nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được coi là "yết hầu" bảo vệ phân khu trung tâm, trực tiếp bảo vệ căn hầm của tướng De Catries. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên Đồi A1 vẫn lưu giữa nhiều dấu tích như căn hầm công sự, xe tăng,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên Đồi A1 vẫn lưu giữa nhiều dấu tích như căn hầm công sự, xe tăng,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại đây, du khách có thể đọc và nghe về các câu chuyện hào hùng trong trận đánh chiếm đồi A1 của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại đây, du khách có thể đọc và nghe về các câu chuyện hào hùng trong trận đánh chiếm đồi A1 của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên Đồi A1 vẫn vẹn nguyên dấu tích hố bộc phá được tạo thành bởi 960kg thuốc nổ của quân ta. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trên Đồi A1 vẫn vẹn nguyên dấu tích hố bộc phá được tạo thành bởi 960kg thuốc nổ của quân ta. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đồi A1 nằm cách điểm di tích lịch sử Đồi A1 không xa. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đồi A1 được xây dựng năm 1958. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đồi A1 nằm cách điểm di tích lịch sử Đồi A1 không xa. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đồi A1 được xây dựng năm 1958. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây là nơi an nghỉ của các cán bộ, chiến sỹ quân đội đã hy sinh anh dũng bảo vệ tổ quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây là nơi an nghỉ của các cán bộ, chiến sỹ quân đội đã hy sinh anh dũng bảo vệ tổ quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1994, nghĩa trang được tu bổ, quy hoạch và xây dựng thành một công trình lịch sử văn hóa, một nghĩa trang công viên với nhiều hạng mục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1994, nghĩa trang được tu bổ, quy hoạch và xây dựng thành một công trình lịch sử văn hóa, một nghĩa trang công viên với nhiều hạng mục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên trong khuôn viên là lễ đài bên ngoài được thiết kế theo lối Khuê Văn Các. Hai bên là hai kiểu tường thành cổ với hai hào nước phía trước rộng, bên ngoài tường thành là bức phù điêu đắp nổi tái hiện lại sự chiến đấu anh dũng của quân và dân ta và chín năm kháng chiến trường kỳ giành lại độc lập dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên trong khuôn viên là lễ đài bên ngoài được thiết kế theo lối Khuê Văn Các. Hai bên là hai kiểu tường thành cổ với hai hào nước phía trước rộng, bên ngoài tường thành là bức phù điêu đắp nổi tái hiện lại sự chiến đấu anh dũng của quân và dân ta và chín năm kháng chiến trường kỳ giành lại độc lập dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm De Castries được mệnh danh là căn hầm kiên cố nhất Đông Dương một thời. Căn hầm chỉ huy của tướng De Castries ở Điện Biên Phủ được thực dân Pháp xây dựng rất kỳ công ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm De Castries được mệnh danh là căn hầm kiên cố nhất Đông Dương một thời. Căn hầm chỉ huy của tướng De Castries ở Điện Biên Phủ được thực dân Pháp xây dựng rất kỳ công ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiện nay, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn được ta giữ nguyên để phục vụ du khách tham quan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiện nay, cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn được ta giữ nguyên để phục vụ du khách tham quan. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm De Castries dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc của tướng De Castries và quân lính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hầm De Castries dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc của tướng De Castries và quân lính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ, dưới chân núi Pú Đồn, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40 km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ, dưới chân núi Pú Đồn, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40 km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại đây, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định, đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào sáng 7/5/1954. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại đây, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định, đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào sáng 7/5/1954. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều di tích có giá trị lịch sử như: Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Trưởng ban thông tin liên lạc Hoàng Đạo Thúy… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều di tích có giá trị lịch sử như: Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Trưởng ban thông tin liên lạc Hoàng Đạo Thúy… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nằm giữa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, cầu Mường Thanh thuộc di tích thành phần của Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nằm giữa trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, cầu Mường Thanh thuộc di tích thành phần của Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bắc qua sông Nậm Rốm, cầu Mường Thanh là nơi 70 năm trước quân ta tiến công, đánh thẳng vào sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Năm 1953, để phục vụ cho việc liên lạc và vận chuyển vũ khí đạn dược từ các cứ điểm phía Đông đến sở chỉ huy trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Hầm De Castries - Đờ Cát), quân Pháp đã cho xây dựng cây cầu sắt chắc chắn này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bắc qua sông Nậm Rốm, cầu Mường Thanh là nơi 70 năm trước quân ta tiến công, đánh thẳng vào sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Năm 1953, để phục vụ cho việc liên lạc và vận chuyển vũ khí đạn dược từ các cứ điểm phía Đông đến sở chỉ huy trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Hầm De Castries - Đờ Cát), quân Pháp đã cho xây dựng cây cầu sắt chắc chắn này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cây cầu dài 40m nhưng chỉ một nhịp cầu, không có trụ ở giữa. Mặt cầu rộng 5m. Sàn cầu lát bằng gỗ, dưới là những thanh dầm bằng sắt được liên kết với nhau rất chắc chắn, bảo đảm trọng tải xe qua cầu từ 15 đến 18 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cây cầu dài 40m nhưng chỉ một nhịp cầu, không có trụ ở giữa. Mặt cầu rộng 5m. Sàn cầu lát bằng gỗ, dưới là những thanh dầm bằng sắt được liên kết với nhau rất chắc chắn, bảo đảm trọng tải xe qua cầu từ 15 đến 18 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
70 năm trôi qua, cây cầu vẫn vẹn nguyên phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thành phố Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
70 năm trôi qua, cây cầu vẫn vẹn nguyên phục vụ nhu cầu đi lại của người dân thành phố Điện Biên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khẩu trọng liên 4 nòng của địch bị pháo thủ của Đại đội 360 (thuộc Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) và đạn pháo của Đại đoàn Công - Pháo 315 tiêu diệt lúc 16 giờ, ngày 7/5/1954. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khẩu trọng liên 4 nòng của địch bị pháo thủ của Đại đội 360 (thuộc Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312) và đạn pháo của Đại đoàn Công - Pháo 315 tiêu diệt lúc 16 giờ, ngày 7/5/1954. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích đường kéo pháo thuộc xã Nà Nhạn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nằm dọc theo quốc lộ 279 bên hữu ngạn sông Nậm Rốm theo hướng từ Tuần Giáo đi Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 20km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích đường kéo pháo thuộc xã Nà Nhạn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nằm dọc theo quốc lộ 279 bên hữu ngạn sông Nậm Rốm theo hướng từ Tuần Giáo đi Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 20km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây là địa danh lịch sử in dấu sự hy sinh, khó khăn gian khổ cũng như đoàn kết hiệp đồng trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, tinh thần quyết chiến quyết thắng vượt mọi thử thách, gian khổ để giành chiến thắng của quân và dân ta. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nơi đây là địa danh lịch sử in dấu sự hy sinh, khó khăn gian khổ cũng như đoàn kết hiệp đồng trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, tinh thần quyết chiến quyết thắng vượt mọi thử thách, gian khổ để giành chiến thắng của quân và dân ta. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước ta đã cấp kinh phí xây dựng, trùng tu, tôn tạo con đường kéo pháo bằng tay. Đây là con đường kéo pháo bằng tay duy nhất và cũng là con đường kéo pháo đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ được khôi phục lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước ta đã cấp kinh phí xây dựng, trùng tu, tôn tạo con đường kéo pháo bằng tay. Đây là con đường kéo pháo bằng tay duy nhất và cũng là con đường kéo pháo đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ được khôi phục lại. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong quần thể di tích chiến trường Điện Biên, có một địa điểm chưa được nhiều người biết đến, đó là Di tích Him Lam - nơi diễn ra trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong quần thể di tích chiến trường Điện Biên, có một địa điểm chưa được nhiều người biết đến, đó là Di tích Him Lam - nơi diễn ra trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích Him Lam là một di tích thành phần quan trọng của Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi diễn ra trận mở màn quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Theo lịch sử ghi chép lại, đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, trận pháo kích của ta bất thần tấn công dữ dội vào cứ điểm Him Lam mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Di tích Him Lam là một di tích thành phần quan trọng của Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi diễn ra trận mở màn quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. Theo lịch sử ghi chép lại, đúng 17 giờ ngày 13/3/1954, trận pháo kích của ta bất thần tấn công dữ dội vào cứ điểm Him Lam mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên trong di tích, nhiều hạng mục công trình đã được cải tạo nhằm tái hiện lịch sử một cách sinh động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bên trong di tích, nhiều hạng mục công trình đã được cải tạo nhằm tái hiện lịch sử một cách sinh động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các hầm hào công sự vẫn được lưu giữ, bảo tồn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các hầm hào công sự vẫn được lưu giữ, bảo tồn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trận địa pháo H6 hay còn gọi là hỏa tiễn Kachiusa tại Di tích trận địa pháo H6 bản Huổi Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trận địa pháo H6 hay còn gọi là hỏa tiễn Kachiusa tại Di tích trận địa pháo H6 bản Huổi Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trận địa pháo H6 nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 10km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trận địa pháo H6 nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên khoảng 10km. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những khẩu pháo H6 của Tiểu đoàn 224 bắn những loạt đạn đầu tiên trong trận tập kích hỏa lực pháo binh vào Phân khu Trung tâm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những khẩu pháo H6 của Tiểu đoàn 224 bắn những loạt đạn đầu tiên trong trận tập kích hỏa lực pháo binh vào Phân khu Trung tâm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều di tích chính thu hút khách du lịch tham quan trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng được cải tạo, sửa chữa như bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng tại Mường Phăng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều di tích chính thu hút khách du lịch tham quan trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng được cải tạo, sửa chữa như bãi họp các quân binh chủng tuyên bố chiến thắng tại Mường Phăng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đền thờ Liệt sỹ Chiến trường Biện Biên Phủ trong hệ thống khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đền thờ Liệt sỹ Chiến trường Biện Biên Phủ trong hệ thống khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ là công trình có kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố lịch sử, văn hóa, cảnh quan và tín ngưỡng truyền thống, là một điểm đến tâm linh rất linh thiêng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ là công trình có kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố lịch sử, văn hóa, cảnh quan và tín ngưỡng truyền thống, là một điểm đến tâm linh rất linh thiêng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình bắt đầu khởi công xây dựng ngày 13/3/2021 lấy dấu mốc ngày diễn ra trận đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ 67 năm trước và được khánh thành vào ngày 28/5/2022. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình bắt đầu khởi công xây dựng ngày 13/3/2021 lấy dấu mốc ngày diễn ra trận đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ 67 năm trước và được khánh thành vào ngày 28/5/2022. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để lên dâng hương các anh hùng, liệt sỹ, đồng bào tại Đền thờ chính du khách sẽ đi qua 199 bậc đá với 3 lớp không gian có kiến trúc độc đáo, mỗi lớp không gian, mỗi chi tiết dù nhỏ nhất của thiết kế trong công trình đều có ý nghĩa riêng, gửi gắm vào đó là những câu chuyện, những tình cảm tri ân sâu sắc nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để lên dâng hương các anh hùng, liệt sỹ, đồng bào tại Đền thờ chính du khách sẽ đi qua 199 bậc đá với 3 lớp không gian có kiến trúc độc đáo, mỗi lớp không gian, mỗi chi tiết dù nhỏ nhất của thiết kế trong công trình đều có ý nghĩa riêng, gửi gắm vào đó là những câu chuyện, những tình cảm tri ân sâu sắc nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ giờ đây đã trở thành điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách trong hành trình tri ân, tham quan, trải nghiệm tại mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Công trình Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ giờ đây đã trở thành điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách trong hành trình tri ân, tham quan, trải nghiệm tại mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43

Những “địa chỉ đỏ” không thể bỏ qua khi tới mảnh đất Điện Biên anh hùng

Ghé thăm những di tích lịch sử tại Điện Biên là một trải nghiệm ý nghĩa, tưởng nhớ những mất mát, hy sinh của bao người để làm nên chiến thắng Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.